10/1/20
~ Bên nhau của Daniel Gerhartz, ’An Idle Hour Or Two’ 1965.
9/1/20
~ Chế độ VNCH (1954-1975) trong nghiên cứu, văn học nghệ thuật hải ngoại. Their War: Tiếng nói của người lính QLVNCH - Phạm Quốc Bảo, (ST, 9/1/20), https://sangtao.org/2020/01/09/their-war-tieng-noi-cua-nguoi-linh-qlvnch/. Bài viết công phu nhưng bố cục lủng củng. “VNCH là một phần của lịch sử Việt Nam. Sẽ không có một lịch sử Việt Nam trọn vẹn nếu thiếu phần lịch sử của VNCH.”
~ Liệu ông và đồng chí của ông trong MTGPMN có tưởng tượng nổi nếu HSVS ngày nay được tự do xuống đường phản đối TQ, Formosa, Lộc Hưng, Đồng Tâm, Tam Đảo, .v.v. , như HSSV thời ông để bây giờ ông ngồi hồi tưởng lại và "kể mãi chuyện xuống đường...". Người nam sinh Sài Gòn tóc bạc kể mãi chuyện xuống đường...,(TTO, 9/1/20), https://tuoitre.vn/nguoi-nam-sinh-sai-gon-toc-bac-ke-mai-chuyen-xuong-duong-20200109135917699.htm. Chuyện tình làm nền cho cuốn tiểu thuyết Áo Trắng nổi tiếng của Nguyễn Văn Bổng.
8/1/20.
~ Đêm Vỡ Tường Bá Linh - Emmanuelle Lacheny, Chuyển ngữ: Trần Vũ, (DM, 7/1/20), https://damau.org/62755/dm-vo-tuong-b-linh. Trần Vũ chuyển ngữ từ nguyên tác Pháp văn La Chute du Mur de Berlin: un soldat français raconte trên trang Radio France International RFI. Bản Anh văn Fall of the Berlin Wall: a French soldier tells.
~ Commentary: John Simon, Clive James and the future of criticism - Los Angeles Times. I almost stopped reading when I came to the palaver about white male privilege, but I soldiered on. "Criticism requires more humanity than connoisseurship." No, it requires both in proper measure. The role of a critic is to accurately and precisely describe his encounter with what purports to be a work of art. And no, I will not apologize for using the pronoun "his." People from my generation and before understood that in this case it means human, not male.
7/1/20
~ Chốn Vắng Thực Tại - Trần Vũ (DM, 24/6/19), https://damau.org/60527/cho-sach-cu. So sánh thị trường sách ở Pháp và Mỹ. Thị trường sách Việt còn quá khiêm nhường vì "đói mặt"?!?
Rồi một ngày nhận ra
Tim không còn run lên
Khi nghe tên người ấy
Rồi một ngày tự hỏi
Bao lâu rồi chưa gặp
Sao chẳng nhớ nhau?
Rồi một ngày thản nhiên
Không thoáng giật mình
Khi vô tình nhìn thấy
Em đã chờ một ngày như thế
Năm tháng trôi qua
Ngày không đến…
Nên em đành khép cửa
Dửng dưng
Như chưa từng quen biết.
6/1/20
~►►► Sàigòn, Ngày Lạ Mặt - Trần Vũ (DM, 31/5/07), https://damau.org/15397/saigon-ngay-la-mat. Đọc bút ký của Trần Vũ xong, mình nhớ lại những ngày cuối tháng 4/75, khi chú Tuyết báo Toà đại sứ Úc đóng cửa, chú Phi: phi trường TSN bị pháo kích, và bác Thang đề xướng chạy vô bệnh viện trú ẩn vì tin đồn SG sẽ bị pháo kích tan nát. Nhớ thêm những tác giả danh tiếng một thời và tủ sách trên lầu của riêng mình.
~►►► Mặt Trời Phía Sau - Trần Vũ, (DM, 1/7/19), https://damau.org/60585/mat-troi-phia-sau. Một học trò, nay trưởng thành, bình luận và điểm sách của thầy cũ của mình, thầy Trương Hồng Sơn, bút danh Trương Vũ, qua tác phẩm tiểu luận pha tùy bút, "Đuổi Bóng Hoàng Hôn." Trong "Đuổi Bóng Hoàng Hôn" có chương 'Giáo Dục Việt Nam: Những Vấn Đề Căn Bản' với những đề xướng bị chế độ coi thường nhưng còn giá trị
Đuổi Bóng Hoàng Hôn có chương "Giáo Dục Việt Nam: Những Vấn Đề Căn Bản" là chương quan trọng. Trương Vũ là nhà văn tỵ nạn đầu tiên đặt vấn đề cải cách giáo dục quê nhà, ở vào thời điểm chưa ai bàn đến và chưa nhiều sự kiện tha hóa. Khi biết những kiến nghị, đề nghị, hay đề xuất ngay cả của những nhân sĩ thậm chí của các công thần khai quốc "phục viên" vẫn không được Đảng đương quyền liếc mắt, càng thấy sự tha thiết của một giáo chức miền Nam, là thầy Trương Hồng Sơn. Vĩ tuyến 17 còn hay mất? Thắng trận hay bại trận? Không trầm trọng. Trầm trọng là tương lai. Chức năng của một giáo sư là đào tạo và chuẩn bị cho học sinh bước vào tương lai. Trương Vũ, tức thầy Trương Hồng Sơn không quên điều này. Chương 7 của tập sách là tâm huyết của thầy.
Bỏ ra nhiều công sức thâu thập tổ chức học đường của các quốc gia Á châu, cập nhật với giáo dục Hoa Kỳ và phóng chiếu ngược vào học đường miền Nam, Trương Vũ so sánh từng quốc gia, chỉ ra bất cập căn bản của hệ thống XHCN và đề xuất cải cách. Ba suy nghĩ chính của Trương Vũ là Đại học tự trị, Đãi ngộ giáo chức và Sự Tự Do bình đẳng giữa sinh viên với giáo sư trên lĩnh vực tư duy và phát kiến. Không mới với phương Tây, nhưng là hy vọng của một thầy giáo vẫn nghĩ còn trách nhiệm với tuổi trẻ quê cũ.
“Ðiều cần ghi nhận trong giáo dục toàn diện, không riêng gì cho Singapore, là phần đức dục phải bao hàm tính trung thực, trong sáng, hồn nhiên; phần trí dục phải bao hàm khả năng suy tư độc lập và tôn trọng sự khác biệt; phần mỹ dục phải bao hàm khả năng sáng tạo và khả năng làm đẹp cuộc đời; và phần giáo dục tính xã hội phải bao hàm khả năng biết tôn trọng tính đa dạng của cộng đồng và xã hội. […] Một nền giáo dục thực sự phát triển con người toàn diện không thể là một nền giáo dục nhằm phục vụ một chế độ, một quan điểm chính trị, một tập thể lãnh đạo, một giai cấp, một tôn giáo,v.v. Lỗi lầm quan trọng nhất trong giáo dục Việt Nam lại nằm ở điểm này. Ở miền Bắc trước khi chiến tranh chấm dứt, và ở cả nước trong khoảng gần 20 năm tiếp theo đó, nó là một nền giáo dục của xã hội chủ nghĩa, nó không chấp nhận những mô hình xã hội khác, những tư duy khác. Bên cạnh đó nó là một nền giáo dục mang tính giai cấp, dành đặc quyền giáo dục cho một thành phần của xã hội. Ngày nay, tính giai cấp quả thật đã giảm đi nhiều. Riêng về các môn học như Triết học Mác-Lê-nin, Chủ nghĩa khoa học xã hội, Lịch sử Ðảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v. dù thực tế cho thấy sự thất bại không thể chối cãi của mô hình xã hội chủ nghĩa, chúng vẫn còn là những môn học bắt buộc và chiếm một thời lượng không nhỏ trong chương trình học và cả trong thi cử. Dù rằng, không phải đến bây giờ mà đã hơn mười năm trước đây, các môn học này đã được xem là những môn mà “thầy không muốn dạy, trò không muốn học”. Sự bắt buộc này kéo theo một vấn nạn khác của giáo dục: buộc học trò chấp nhận và sống với sự giả dối và bất công. Nhất là bất công với những triết thuyết khác, những đóng góp trí tuệ khác trong suốt quá trình phát triển của nhân loại. Theo Quốc Việt, “Việc đưa lịch sử đảng cộng sản, chứ không phải lịch sử quốc gia và dân tộc thành một môn học bắt buộc là một việc không những đi ngược lại với yêu cầu của xã hội mà còn phản lịch sử, phản dân tộc, và phản tiến bộ.” […]
Giáo dục Việt Nam cần giảm bớt mô thức giảng dạy áp đặt và tăng cường mô thức gợi ý.
Cần giảm thiểu sự mệt mỏi của học sinh, nhất là học sinh cấp tiểu học. Ðặc biệt, nên giảm bớt lượng kiến thức hay thông tin trong chương trình học. Nhắm đến một hành trình lâu dài hơn của con người. Không nên để họ gục ngã sớm về đầu óc.
Ðặt nặng vào việc đào tạo giáo chức và dành những đãi ngộ đặc biệt cho họ. Trong trường hợp các nước đang phát triển như Việt Nam, giáo chức phải được tuyển chọn từ thành phần ưu tú nhất của đất nước. Trong thực tế, một thanh niên ở tuổi 18 mới bước chân vào đại học chưa có ý niệm gì về những vấn đề như yêu trẻ, như hết lòng đào tạo tốt những thế hệ tương lai của đất nước. Chỉ có lòng tự hào, sự đãi ngộ và vị trí xã hội mới lôi kéo được các sinh viên ưu tú nhất vào các trường sư phạm, gần giống như cái cách mà nước Pháp đã dành cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm của họ, hay chính sách của Ðại Hàn như đã trình bày trên đây. Ðiều này đòi hỏi một chính sách ưu đãi từ phía chính quyền và một thái độ yểm trợ tinh thần từ xã hội.
Ðối với các trường đại học, ngoài việc áp dụng chương trình giảng dạy theo mô hình của các quốc gia tiên tiến tây phương, quyền tự trị đại học cần được ban hành cho đại học Việt Nam. Thiếu sự tự trị, đại học Việt Nam khó thể hoàn tất vai trò đào tạo trí thức của nó. Ðây có thể là một liều thuốc đắng nếu chính trị xem đại học như một lực lượng đối kháng nguy hiểm. Nhưng, đây lại là một điểm chuyển hướng quan trọng để những thành phần tốt nghiệp đại học trong tương lai không mang mặc cảm nào với những đồng nghiệp ở các nước tiên tiến, đặc biệt ở các nước Á châu vốn trước đây có cùng điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế với Việt Nam, như Ðại Hàn và Ðài Loan. Từ điểm chuyển hướng đó, họ mới có thể đóng góp cho đất nước bằng tất cả sức mạnh tinh thần, lòng hăng say, và niềm kiêu hãnh của họ. Ðừng nên quên một thực tế này, một sinh viên Việt Nam nếu bằng cách nào đó ra khỏi nước, vào học các trường đại học của tây phương, khi trở về (ngay cả khi quyết định ở lại ngoài nước) thường được coi trọng hơn là nếu anh ta chọn ở lại với trường đại học trên quê hương. Sự kính trọng đó phát sinh từ những điều kiện về giáo dục mà sinh viên đó được hưởng ở nước ngoài, bao gồm những điều kiện mà anh ta hoàn toàn bị từ chối nếu chọn ở lại trên quê hương. Ðây là một bất công rất khó giải thích.
Ðề nghị sau cùng, và có lẽ là đề nghị quan trọng nhất, là nhà nước Việt Nam nên xem phát triển giáo dục toàn diện là ưu tiên hàng đầu của quốc gia, xem nguồn nhân lực được đào tạo qua giáo dục là tài nguyên quí giá nhất của đất nước. Và, khi làm chính sách giáo dục đặt trọng tâm vào những mục tiêu lớn như đào tạo con người trung thực, có sáng tạo, có tư duy độc lập, biết tôn trọng sự khác biệt, v.v. bên trên sự chuyển giao tri thức. Và, quên đi những gì thực sự không còn giá trị nữa.” [Trương Vũ/ Giáo Dục Việt Nam: Những Vấn Đề Căn Bản]
~ "... Sự chính thống trong ẩm thực rất khó để xác định và không thể định lượng được và không có một món ăn nào có tính chính thống, việc quan trọng trong ẩm thực là ăn những gì chúng ta thích và thưởng thức chúng." Không có gì được gọi là ẩm thực chính thống, (SBTN, 6/1/20), https://www.sbtn.tv/khong-co-gi-duoc-goi-la-am-thuc-chinh-thong/
5/1/20.
~►►► Thái Lãng - Hai Bên Sông, (1965). Trần Vũ đánh máy lại tháng 11-2019 từ bản in trong Tuyển tập Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta, NXB Sóng, Sàigòn 1974, https://damau.org/62743/hai-bn-sng.
~ Bài rất cũ, 1985, giờ được dịch và đăng trên tạp chí của Hội Toán học VN, số 23, 9/2019, về
Một Chuyến Thăm Việt Nam của Peter Hilton, GS Toán học của The State University of New York, Binghamton, https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2979507025406393&set=a.920179918005791&type=3&theater. Chắc ông là nhà toán học tôpô nổi tiếng lắm, đến nỗi, Nguyễn Viết Đức, lúc ấy là Giảng viên Đại học Tổng hợp Huế, đã đi xe lửa 2 ngày từ Huế ra Hà Nội để nghe bài giảng của P. Hilton''. Nguồn bài báo gốc: FOCUS, The Newsletter of the mathematical association of America, Volume 5 Number 6, Nov-Dec 1985 — with Huynh Mui and Đức Nguyễn Viết.
~ ►►► Sebastian Mallaby điểm sách mới của khôi nguyên Nobel Paul Krugman, "Arguing With Zombies: Economics, Politics, and the Fight for a Better Future" và chỉ trích Paul Krugman "quơ đũa cả nắm" khi phê bình tất cả chính sách đảng Cộng hoà, từ trên xuống dưới, đông sang tây. Cool It, Krugman - The self-sabotaging rage of the New York Times columnist, (Atlantic, 1/20), https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2020/01/review-paul-krugman-arguing-with-zombies/603052. "Krugman is substantively correct on just about every topic he addresses. He writes amusingly and fluently. His combination of analytic brilliance and linguistic facility recalls Milton Friedman or John Maynard Keynes."
~ “Trong công viên" của Elvi Maarni, Finnish (1907-2006) - "In the Park"
~ You cannot protect yourself from sadness without protecting yourself from happiness ___ Jonathan Safran Foer.
~ Poetry is not a matter of feelings, it is a matter of language. It is language which creates feelings. -— Umberto Eco
~ lumière.et.obscurité @_Delta_of_Venus. “I think...if it is true that there are as many minds as there are heads, then there are as many kinds of love as there are hearts.” — L.Tolstoy “Anna Karenina”
No comments:
Post a Comment