Friday, February 9, 2024

Thứ 6,9/2/2024. 30 Tết

►►►Loạt bài về Phan Châu Trinh của Nguyễn Quang A: Nguyễn Quang A - Vì sao Phan Châu Trinh chưa thành công? (Luật Khoa, 8/2/2024). Bài cũ trên VOA: ►►►'Tư tưởng của Phan Châu Trinh vẫn còn thời sự với Việt Nam', (VOA, 3/4/2024);►►►Nguyễn Quang A - Phan Châu Trinh và thuyết hiện đại hóa mới, (Dân Trí, 23/03/2017);► Biểu tình Thiên An Môn và bài học cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Tiananmen Protests and Lessons for Democratization in Vietnam

Nguyen, Quang A.  Contemporary Chinese Political Economy and Strategic Relations; Kaohsiung Vol. 5, Iss. 2,  (Jun-Aug 2019): 745-763,XIII-XIV.

►►►"Tự Do là món quà quý nhất" - Linh Mục và Võ Sư Phạm Quang Hồng | Lịch Sử Qua Chuyện Kể, (Vietnamese Museum, 30/9/2023). Nghe chuyện kể của cha, mới hiểu thêm cái ác của một chế độ. 

Quan hệ Việt Nam-Vatican được cải thiện: Hà Nội cần bỏ thái độ thù nghịch đối với Công giáo!, (RFA, 8/2/2024)

►►►Bên sóng Hồ Tây, Phùng Quán kể lại một đời thơ (*), (VB, 8/2/2024)

Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc, (NCQT, 8/2/2024)

►Các huyện Ea Súp, Ea H’leo, Krông Búk, Krông Năng, Buôn Đôn, Lắk, Krông Ana, Krông Bông, Cư M’gar, Krông Pắc, M’Đrắk, Ea Kar ở Tây Nguyên nghèo mùa Tết! Đắk Lắk được cấp khẩn cấp hơn 920 tấn gạo cứu đói dịp Tết Giáp Thìn, (RFA, 8/2/2024)

Một Phóng Viên Bị Phạt Vì Gọi Điện Thoại Hỏi Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Dùng Xe Công Đón Con Gái, (SBTN, 8/2/2024). Phe cánh bênh nhau. 

►Bài về luật hàng hải của Pham Thi Minh Trang trên Asia Maritime Transparency Initiative: Quan điểm pháp lý về Bãi cạn Second Thomas. Second Thomas Shoal: A Legal Perspective, (AMTI, 23/1/2024)

►Dự báo khí hậu mới của Vancouver tiết lộ 'nguy cơ lớn về sức khỏe cộng đồng'. New Vancouver climate projections reveal 'big public health risk', (BIV, 8/2/2024)

►Lisa LaFlamme lập luận: 'Thông tin chính xác, công bằng, không thiên vị' là quyền của người dân.' Accurate, fair, unbiased information' is a public right, argues Lisa LaFlamme, (CBC, 15/1/2024). Theo nhà báo kỳ cựu 'nếu để báo chí chết, bạn đang làm tổn hại đến nền dân chủ của mình' một cách không thể cứu vãn;►Lisa LaFlamme speaks at In Defence of Democracy 2023, The Samara Centre for Democracy, 15/11/2023)

►‘Ly hôn về già’ ngày càng phổ biến ở Canada. Tại sao nó lại là mối quan tâm. ‘Grey divorce’ getting more prevalent in Canada. Why it’s a concern, (Global News, 8/2/2024)

►Canada hiện có hơn 100 trung tâm đô thị với ít nhất 1/4 dân số từ 65 tuổi trở lên. Canada now has more than 100 urban centres where at least a quarter of the population is 65 or older: new analysis, (BIV, 8/2/2024).

►Lần đầu tiên sau hai thập kỷ, Mỹ mua hàng từ Mexico nhiều hơn TQ. For First Time in Two Decades, US Buys More From Mexico Than China, (Yahoo, 8/2/2024). 

►Phim “Io Capitano” được đề cử Oscar kể về hành trình đầy nguy hiểm của người di cư từ Tây Phi đến châu Âu. “Io Capitano”: Oscar-Nominated Film Dramatizes Perilous Migrant Journey from West Africa to Europe, (Democracy Now, 8/2/2024)

►Lịch sử bạo lực của người định cư ở Bờ Tây. A history of settler violence in the West Bank, (Economist, 8/2/2024)

~~~ (*) Thơ Phùng Quán

Chống Tham Ô Lãng Phí

Tôi đã đi qua

Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt

Tôi đã gặp

Những bà mẹ quấn rẻ rách

Da đen như củi cháy giữa rừng

Kéo dây thép gai, tay máu ròng ròng

Bới đồn giặc

 

Tôi đã đi qua

Những xóm làng Kiến An, Hồng Quảng

Nước biển dâng cao, ướp muối các cánh đồng

Hai mùa rồi, lúa không có một bông

Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ

Tôi đã gặp

Những em thơ còm cõi

Lên năm lên sáu tuổi đầu

Cơm thòm thèm độn cám và rau

Mới tháng Ba đã ngóng mau đến Tết!

Để được ăn no có thịt

Một ngày… một ngày

 

Tôi đã đi giữa Hà nội

Những đêm mưa lất phất

Đường mùa Đông nước nhọn tựa dao găm

Chị em công nhân đổ thùng

Run lẩy bẩy chui hầm xí tối

Vác những thùng phân

Thuê một vạn một thùng

Mấy ai dám vác?

Các chị suốt đêm quần quật

Sáng ngày vừa đủ nuôi con

 

Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn

Của nhân dân lao động

Đang buộc bụng, thắt lưng để sống

Để dựng xây, kiến thiết nước nhà

Để yêu thương, nuôi nấng chúng ta

Vì lẽ đó

Tôi quyết tâm rời bỏ

Những vườn thơ đầy bướm đầy hoa

Những vần thơ trang kim vàng mã

           dán lên quân trang đẫm mồ hôi và

                                    máu tươi của Cách Mạng!

 

Như công nhân

Tôi quyết đúc thơ thành đạn

Bắn vào tim những kẻ làm càn

Vào lũ người tiêu máu của dân

Như tiêu giấy bạc giả

 

Các đồng chí ơi

Tôi không nói quá

Về Nam Định mà xem

“Đài xem lễ” họ cao hứng dựng lên

Nửa chừng bỏ dở

Mười một triệu đồng dầm mưa giãi gió

Mồ hôi máu đỏ bốc rêu

Những con chó sói quan liêu

Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng!

 

Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng

Nhớ “Đài xem lễ” tôi xót bao nhiêu

Đất nước đêm nay không đếm hết người nghèo

Thiếu cơm thiếu áo…

 

Bọn tham ô, lãng phí, quan liêu

Đảng đã phê bình trên báo

Còn bao tên chưa biết ai hay

Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy…

Chúng nảy nòi, sinh sôi như dòi bọ!

Khắp nước đâu đâu chẳng có!

 

Đến một ngày Đảng muốn phê bình tất cả

E phải nghìn số báo Nhân Dân!

 

Tôi đã dự những phiên tòa xử tội

Những con chuột mặc áo quần bộ đội

Đục cơm khoét áo chúng ta

Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ

Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói

Những mẹ già, em trai, chị gái

Còng lưng rỏ máu lấn vành đai

 

Trung ương đảng ơi!

Lũ chuột mặt người chưa hết

Đảng cần phải lập những đội quân trừ diệt

Có tôi!

Đi trong hàng ngũ tiên phong.


Lời Mẹ Dặn 

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi

Mẹ tôi thương con không lấy chồng

Trồng dâu, nuôi tầm, dệt vải

Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.

 

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ

Ngày ấy tôi mới lên năm

Có lần tôi nói dối mẹ

Hôm sau tưởng phải ăn đòn

Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn

Ôm tôi hôn lên mái tóc:

Con ơi! Trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

Mẹ ơi! Chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Con ơi! Một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc là khóc

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

 

Từ đấy người lớn hỏi tôi:

 Bé ơi, bé yêu ai nhất?

Nhớ lời mẹ tôi trả lời

Bé yêu những người chân thật.

 

Người lớn nhìn tôi không tin

Cho tôi là con vẹt nhỏ

Nhưng không! những lời dặn đó

In vào trí óc của tôi

Như trang giấy trắng tuyệt vờị

In lên vết son đỏ chói.

 

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi

Đứa bé mồ côi thành nhà văn

Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm

Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

 

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêụ

Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.


Đêm Nghi Tàm, Đọc Thơ Đỗ Phủ Cho Vợ Nghe

Ngoài trời trăng như tuyết

Trắng lạnh đến thấu xương

Trong nhà vách trống toang

Gió ra vào thoả thích...

Hồ khuya sương tĩnh mịch

Trộn nước lẫn cùng trời

Con dế chân bờ giậu

Nỉ non hoài không thôi...

Tựa lưng ghế cành ổi

Vai khoác áo bông sờn

Tôi ngồi đọc Đỗ Phủ

Vợ vừa nghe vừa đan...

Đỗ Phủ tự Tử Mỹ

Thường xưng già Thiếu Lăng

Sinh ở miền đất Củng

Cách ta hơn ngàn năm

Thơ viết chừng vạn trang

Chín nghìn trang thất lạc

Người đời sau thu nhặt

Còn được hơn ngàn bài

Chỉ hơn ngàn bài thôi

Nỗi đau đã Thái Sơn

Nếu còn đủ vạn trang

Trái đất này e chật!...

 Thơ ai như thơ ông

Lặng im mà gầm thét

Trang trang đều xé lòng

Câu câu đều đẫm huyết...

Thơ ai như thơ ông

Mỗi chữ đều như róc

Từ xương thịt cuộc đời

Từ bi thương phẫn uất

Thơ ai như thơ ông

Kể chuyện mái nhà tốc

Vác củi làm chuồng gà...

Đọc lên trào nước mắt!

Giữa tuyết trong đò con

Đỗ Phủ nằm chết đói

Đắp mặt áo bông sờn

Kéo hoài không kín gối.

Ngàn năm nay sông Tương

Sóng còn nức nở mãi

Khóc chuyện áo bông sờn

Đắp mặt thơ chết đói!...

Giật mình trên tay vợ

Bỗng nẩy một hạt sương

Hạt nữa rồi hạt nữa

Tôi nghẹn dừng giữa trang.

 Kéo áo bông che vai

Ngồi lặng nghe sương rơi

Con dế chân bờ giậu

Nỉ non hoài không thôi!...

Vụng về... tôi dỗ vợ:

Em ơi đừng buồn nữa

Qua rồi chuyện ngàn năm

Bao nhiêu nước sông Tương...

 Miệng nói nhưng lòng nghĩ:

Ôi thân phận nhà thơ

Khác nào thép không rỉ

Ngàn năm cũng thế thôi!...

Đã đi với nhân dân

Thì thơ không thể khác

Dân máu lệ khốn cùng

Thơ chết áo đắp mặt!

Em ơi, nếu Đỗ Phủ

Vai khoác áo lông cừu

Bụng no đến muốn mửa

Viết sao nổi câu thơ

Ngàn năm cháy như lửa:

Cửa son rượu thịt ôi

Ngoài đường xương chết buốt.

Em ơi, nếu Tử Mỹ

Nhà ở rộng mười gian

Rào sắt với cổng son

Thềm cao đá hoa lát

Chắc ông không thể làm

Mưa thu mái nhà tốc.

Em ơi, nếu Thiếu Lăng

Cặp kè vợ béo nứt

Một bước là ngựa xe

Đứng đi quân hầu chật

Đời nào ông lắng nghe

Tiếng gào và tiếng nấc

Bà cụ xóm Thạch Hào

Gái quê tân hôn biệt...

Đã đi với nhân dân

Thì thơ không thể khác

Dân máu lệ khốn cùng

Thơ chết áo đắp mặt!

Chính vì thế em ơi

Nhân loại ngàn năm qua

Máu chảy như sông xiết

Cũng là để cho Thơ

Sẽ không còn phải viết

Những Hành qua Bành Nha

Vô gia Thuỳ Lão biệt...

Cũng là để cho Thơ

Sẽ không còn phải chết

Giữa tuyết, trong đò con...

Đắp mặt áo bông sờn.

Đừng buồn nữa em ơi

Chuyện ngàn năm... ngàn năm


Có Nơi Nào Trên Trái Đất Này

Có nơi nào trên trái đất này

Mật độ nhà thơ như ở đây

Ba thước vuông, sáu nhà thơ ngồi, hai phải đứng

Vì không đủ chỗ

 

Có nơi nào trên trái đất này

Mật độ đắng cay như ở đây

Chín người có mười cuộc đời rạn vỡ

Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy

Có nơi nào trên trái đất này

Mật độ đam mê như ở đây

Yêu nhau phải vào nhà thương điên

Thơ đến phải chịu cùm tay

Có nơi nào trên trái đất này

Mật độ cô đơn như ở đây

Một đám trẻ bơ vơ không nhà cửa

Sống bằng thơ đau với rượu cay

Có nơi nào trên trái đất này

Mật độ yêu thương như ở đây

Mỗi tấc đất có một người quỳ gối

Dâng trái tim và nước mắt cho nỗi đau của cả loài người

Có nơi nào trên trái đấy này

Có nơi nào trên trái đất này

Có nơi nào trên trái đất này…


Mời Rượu

Mời bác Ba Vì xích lại đây

Ta cùng túy lúy ngắm sóng say

Tôi đùa bác đấy, đừng tưởng thật

Bác xích lại gần tôi cũng gay.

Bác là Ba Vì, tôi Phùng Quán

Bác lắm khách, tôi càng lắm bạn

Toàn bợm rượu coi trời bằng chai

Họ nhầm lung tung bác với tôi.

 

Bác đẹp ngang tang, tóc còn xanh

Gái Đông Đô xướt mướt thư tình

Gửi nhầm địa chỉ tôi chết dở

Bà vợ tôi sẽ nổi cơn ghen!

Thôi bác cứ ngồi yên ở đó

Còn tôi cứ tĩnh tọa ở đây

Tôi thì làm thơ, bác làm núi

Nhớ nhau tưới rượu xuống Hồ Tây


Anh Là Ai Và Anh Từ Đâu Tới (Viết cho Văn Cao)

Anh là ai và anh từ đâu tới

Anh đến từ Suối Mơ, từ Thiên Thai

Từ mối tình bi thảm của Trương Chi

Tiếng hát hòa nước mắt, kết tinh thành ngọc trai…


No comments:

“Seeking Freedom” Fingerpainting by Hồng Ngọc

“Seeking Freedom” Fingerpainting by Hồng Ngọc

Để đây để đọc lại

++ Yuval Noah Harari: Lessons from a year of Covid and political failures — what can we learn for the future? (FT, 25/2/2021), https://www.ft.com/content/f1b30f2c-84aa-4595-84f2-7816796d6841?segmentID=b73b0b4c-e767-e669-4996-e25935a5759d&twclid=11366833025191845888

++ Khái niệm 'quyền lực mềm của Joseph S. Nye. Soft power: the evolution of a concept - Joseph S. Nye, 20/12/2019, https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/2158379X.2021.1879572?scroll=top&needAccess=true&

++ Sự Băng Hoại Và Suy Đồi Của Xã Hội Việt Nam Hôm Nay Hay Là Hệ Lụy Từ Sự Đa Nhân Cách Tầng Lớp Trí Thức - Quách Hạo Nhiên, (viet-studies 26-2-20), http://www.viet-studies.net/kinhte/QuachHaoNhien_BangHoaiXaHoiHienNay.html

++ Nhân văn Giai phẩm – một trào lưu dân chủ, một cuộc cách tân văn học không thành - Thái Kế Toại, (TCNCVM, 2/12/2020), https://usvietnam.uoregon.edu/nhan-van-giai-pham-mot-trao-luu-dan-chu-mot-cuoc-cach-tan-van-hoc-khong-thanh/

++ Loạt bài nghiên cứu, phân tích sâu sắc, khoa học của GS Hoàng Xuân Phú: Tội ác Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (11/2/2020), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=ToiAcDongTam-20200211; ++ Viết thêm về tội ác Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (1/3/2020), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=VietThemVeToiAcDongTam-20200301; ++ Giải mã vụ Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (7/3/2021), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=differentwritings


+

Vụn vặt

++"... không có tự do thì không thể có sáng tạo thật sự. Tự do là thứ Thượng đế ban cho (cũng có thể là gánh nặng mà Ngài chất lên vai) con người. Con người biết đến đau khổ từ khi nó được ban cho quà tặng đó, một gánh nặng luôn quá sức với nó. Nó thậm chí, nếu có thể, khước từ là cách hay ho nhất cho nó. Nhưng thiếu tự do thì con người sẽ chỉ là cỗ máy được lập trình và không xứng đáng để Chúa trời phải cứu chuộc bằng sự hy sinh đau đớn như vậy. Tại sao Chúa không dùng quyền năng để con người khiếp sợ mà răm rắp làm theo lời ngài, một việc có lẽ là đơn giản nhất? Bởi vì Ngài biết rằng Ngài tạo ra con người cùng với tự do. Ngài không thể tước ở con của Ngài thứ quà tặng đó, thứ mà thiếu nó thì công cuộc tạo lập của Ngài không hoàn hảo, thậm chí vô nghĩa. Tự do, ở thời kỳ con người ý thức nó có cái quyền ấy, luôn gây ra những hậu quả trái ngược. Một mặt nó biết nó là Con Người với nhân phẩm cao quý phải được tôn trọng, nó có quyền sáng tạo nên những giá trị thuộc về cái đẹp, nó có quyền lựa chọn đau khổ hay hạnh phúc. Nhưng mặt khác, nó cũng có thể tự do lựa chọn hoặc cái thiện, hoặc cái ác. Trong trường hợp nó lựa chọn cái ác thì Tự do quả là kinh khủng. Vì thế con người không có cách nào khác là phải hướng về Đấng Toàn Năng, có thể hiểu là nơi chứa đựng Cái Tuyệt Đối chuẩn mực..." ++Bản giao hưởng 'Requiem' của Mozart được dàn giao hưởng Ba Lan (Polish Sinfonia Iuventus Orchestra và Warsaw Philharmonic Choir) thể hiện tuyệt vời, với phụ đề tiếng Anh. Mozart – Requiem, https://www.youtube.com/watch?v=54h8TxJyNy0. Stunning! What a great artwork! ++Hồi ký "Gọng Kềm Lịch Sử" của cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Mỹ, Bùi Diễm (1923-2021), http://www.vietnamvanhien.org/gongkemlichsu2.html ++Mozart – Requiem https://www.youtube.com/watch?v=54h8TxJyNy0 Wolfgang Amadeus Mozart – Requiem KV 626 Bartosz Michałowski – conductor Sylwia Olszyńska – soprano Agata Schmidt – mezzo-soprano Karol Kozłowski – tenor Adam Kutny – baritone Polish Sinfonia Iuventus Orchestra Warsaw Philharmonic Choir recorded November 01, 2019 at Warsaw Philharmonic Concert Hall 0:00 Applause 0:55 Introitus: Requiem aeternam 5:40 Kyrie eleison Sequenz 8:06 Dies irae 9:47 Tuba mirum 13:31 Rex tremendae 15:51 Recordare 21:31 Confutatis 23:50 Lacrimosa Offertorium 27:21 Domine Jesu 30:45 Versus: Hostias et preces 34:45 Sanctus 36:30 Benedictus 41:46 Agnus Dei 44:47 Communio: Lux aeterna 50:21 Credits ++Nhân vật Meursault trong Kẻ xa lạ của A. Camus ngay từ những dòng đầu khi miêu tả cuộc gặp trong bệnh viện và khi sau này người con trai ngồi bên quan tài của mẹ. Nhân vật chính của thiên truyện từng nghĩ: “Tôi không hề chờ đợi tôi chào đời. Sự có mặt của tôi trên đời chỉ là kết quả từ một quyết định của người khác, không phải là của tôi, từ sự kết hợp hoàn toàn ngẫu nhiên của một con tinh trùng vô trách nhiệm với một cái trứng phóng đãng và vì vậy, mỗi lần bị nhắc phải nhớ đến ngày sinh của mình chỉ làm cho tôi kinh hoàng và cảm thấy một sự trói buộc khủng khiếp”. Những đám mây phủ bóng phận người, (Viet-studies, 1/1/21), http://www.viet-studies.net/HuynhNhuPhuong_NhungDamMay.html ++Phần chú thích: '* “Tư hữu Nhà nước” (hoàn toàn khác với “Nhà nước tư hữu”, hay “Nhà nước tư bản”) là cụm từ tôi được nghe lần đầu từ thầy Phạm Vĩnh Cư, trong đó Nhà nước công hữu bị một nhóm nhỏ người có quyền lực (chính trị và kinh tế, gọi chung là nhóm cá mập) lợi dụng như một công cụ đàn áp khổng lồ để dễ bề tước đoạt của số đông làm của riêng, một cách hợp pháp.'. Nguồn: Tạ Duy Anh: Thầy Phạm Vĩnh Cư, (VV, Tháng 11, 21), https://vandoanviet.blogspot.com/2021/11/thay-pham-vinh-cu.html