~ Huyền thoại về sự suy giảm trí nhớ và làm thế nào để trẻ hóa bộ não của bạn. The myth of memory decline and how to rejuvenate your brain, https://www.macleans.ca/society/health/the-myth-of-memory-decline-and-how-to-rejuvenate-your-brain/. Chúng ta sẽ khôn ngoan hơn sau tuổi 70. Tìm đọc Successful Aging của neurologist Daniel Levitin và nhớ 10 điều khuyên của ông: 1. Don’t retire. Don’t stop being engaged with meaningful work; 2. Look forward. Don’t look back. (Reminiscing doesn’t promote health.); 3. Exercise. Get your heart rate going. Preferably in nature; 4. Embrace a moderated lifestyle with healthy practices; 5. Keep your social circle exciting and new; 6. Spend time with people younger than you; 7. See your doctor regularly, but not obsessively; 8. Don’t think of yourself as old (other than taking prudent precautions); 9. Appreciate your cognitive strengths—pattern recognition, crystallized intelligence, wisdom, accumulated knowledge; 10. Promote cognitive health through experiential learning: traveling, spending time with grandchildren, and immersing yourself in new activities and situations. Do new things;+ Tuổi già trên phương diện kinh tế học - TS. Trần Thọ Đạt, (CafeF 25/1/20)
~►►► Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết về CÁI CHẾT: Trước khúc ngoặt lớn nhất của đời người - Nguyễn Quang Thiều. (ANTG, 10/01/20), http://antgct.cand.com.vn/So-tay/Truoc-khuc-ngoat-lon-nhat-cua-doi-nguoi-577153/. "... Tất cả chúng ta đều biết trước chúng ta sẽ chết. Tôi tin cái chết chỉ là một hình thức khác của sự sống chứ không phải là sự kết thúc. Tôi nghĩ đơn giản giống như một cái hạt cây mọc lên một cái cây, rồi ra hoa, kết trái và hạt lại rụng xuống và sinh ra cây. Thế thì sao chúng ta lại khiếp sợ cái chết đến như thế. Và chúng ta lao vào giành giật mọi thứ có thể khi đang sống...chuẩn bị cho cái chết nghĩa là chuẩn bị sống cho tử tế và thanh thản ngay từ khi mình nhận thức được mình đang sống và mình sẽ chết…”
Rồi một ngày chúng ta sẽ già đi | Nhớ nhớ quên quên chẳng còn gì lưu rõ | Bóng thời gian nhuốm hoàng hôn thẫm đỏ | Những âu lo cũng chẳng thiết tha gì
Rồi một ngày chúng ta sẽ già đi | Những ký ức chỉ còn trong hơi thở | Những ước mơ ta một thời dang dở | Hoài bão khi xưa cũng phủ bụi xa dần
Rồi một ngày những oán giận thở than | Chẳng thể đổi lấy vài năm sự sống | Những bon chen giữa cuộc đời dài rộng | Níu nổi ko quãng hạnh phúc xuân thì!?
Rồi một ngày chúng ta sẽ già đi | Sợ lãng quên những điều ta cần giữ | Sợ cô đơn giữa cuộc đời tư lự | Sợ phôi phai trong chính trái tim mình! | Hãy mỉm cười thức giấc mỗi bình minh | Sống trọn vẹn từng tháng ngày son trẻ | Mạnh dạn cho đi, biết yêu thương chia sẻ | Bởi một ngày ta chắc chắn già đi....
“...Sài Gòn bao dung quá đỗi. Đã có bao người từ những miền đất khác nhau chọn Sài Gòn làm nơi an trú. Sài Gòn nghĩa tình đã dang rộng vòng tay đón họ vào lòng.... Sài Gòn nắng Sài Gòn mưa, Sài Gòn đường lớn Sài Gòn hẻm cong. Sài Gòn dường như luôn có cách nào đó vô hình, khó lý giải làm lòng người lúc rời xa ngổn ngang như giao lộ chiều tan tầm. Tôi với Sài Gòn như những người bạn tâm giao dù thỉnh thoảng mới hội ngộ một lần. Nhưng lần nào tôi đến, Sài Gòn đều dễ thương đến lạ. Đôi khi chỉ là uống một ly cà phê buổi sớm, dạo một vòng phố đêm lung linh ánh đèn màu, gặp gỡ những người bạn tâm giao chuyện trò cũng đủ để thấy lòng mình ấm lại giữa bộn bề tấp nập ngược xuôi…”
~ It Was Never About Economic Anxiety: On the Book That Foresaw the Rise of Trump | Literary Hub.… part of the great value of re-reading Blue-Collar Aristocrats now is being reminded that Trump is not a Republican exception but rather the culmination of a Republican trend, going back to Barry Goldwater and only defied by “compassionate conservative” anomalies like George W. Bush, of playing on their resentment of women and racial minorities in order to win white male votes. LeMasters brings us much closer to the origin of that trend.
~ Last lines: Clive James | Ian Shircore | Standpoint. Clive says that “The Book of My Enemy” was prompted by an actual experience of seeing a rival’s work stacked waist-high among the remaindered dross, though he has always refused to name names. “It was almost a religious experience,” he says. “It’s a sin to rejoice so much in someone else’s misfortune, to write out of vengefulness. But I did see these huge piles of deservedly unsold books. And I did enjoy it. It wasn’t my most worthy moment, but I probably had more fun writing this poem than anything else I ever wrote.”
29/1/20
~ Một khám phá mới về góc khuất trong thời Pháp thực dân tại Việt Nam qua tác phẩm video của Andrew Nguyễn, (SBTN, 30/1/20). The Spectre of Ancestors Becoming nói về các cuộc chiến xảy ra ở Việt Nam trong thời Pháp thuộc, những người lính Tây Phi đã được điều động đến đây rồi lấy vợ Việt. Sau đó, nhiều bà mẹ và trẻ em bị buộc phải rời khỏi Việt Nam để đến Senegal. Từ đây, văn hóa, xã hội có những chuyển biến lớn trong những năm 1940s – 1950s, thậm chí dư âm của nó vẫn còn mãi trong lòng người dân Tây Phi và Việt Nam.
“Woman, don't you know, is such a subject that however much you study it, it's always perfectly new.” “Well, then, it would be better not to study it.” “No. Some mathematician has said that enjoyment lies in the search for truth, not in the finding it.” — L. Tolstoy
~Raed @EastRaed: if there is a light that dissolves all walls between souls... it's Love.
Maria Lopez Lopez @forcadoezaro
26/1/20
~►►► Tôn giáo và mê tín dị đoan ở VN. Trong đục tâm linh - Trần Chiến, (VS, 24/1/20), http://www.viet-studies.net/TranChien_TrongDuctamLinh.html “… Phật giáo Việt Nam hiện tại ngày càng mang màu sắc Đạo giáo, vì các vị tu hành thích khoái lạc hơn khổ hạnh, Phật tử thích được phù hộ hơn là giác ngộ,..”Phan Cẩm Thượng, (2017), “Tập tục đời người – văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19 – 20”
~ James Wood: What is at Stake When We Write Literary Criticism? | Literary Hub. I like the idea of a criticism that tries to do three things at once: speaks about fiction as writers speak about their craft; writes criticism journalistically, with verve and appeal, for a common reader; and bends this criticism back towards the academy in the hope of influencing the kind of writing that is done there, mindful that the traffic between inside and outside the academy naturally goes both ways.
26/1/20
~ Francis Fukuyama điểm sách mới của Ezra Klein “Why We’re Polarized - Tại sao nước Mỹ chia rẽ?” Francis Fukuyama reviews Ezra’s Klein’s new book about the roots of political polarization, (WP, 24/1/20). https://www.washingtonpost.com/outlook/2020/01/24/why-red-blue-america-cant-hear-each-other-anymore/. ‘... Truyền thông xã hội có khả năng lan truyền cực kỳ nhanh không còn cung cấp tin tức thực thụ, mà chỉ tạo ra tin tức dựa trên những gì có thể bán được. Điểm lưu ý: "... Ezra Klein argues that polarization exists for structural reasons having to do with the incentives created by U.S. institutions, and that our current predicament is not the result of individual leaders and the choices they make: It existed long before Trump took his famous ride down the escalator in Trump Tower and will unfortunately survive regardless of who is elected in November. | The bottom line of Klein’s argument is that polarization was driven fundamentally by race. The Republican Party has become the home of angry white voters anxious that the United States is turning into a “majority minority” society, as California already has, a reality epitomized by the election of Barack Obama..."
25/1/20
~ Ngành du lịch VN sẽ tiếp tục tiến triển, nếu các báo chí uy tín nước ngoài cứ đăng tin như thế này, liên tục. Ho Chi Minh City: Where to Eat, Drink, Stay, and Play, (CNN, 24/12/19), https://www.cntraveler.com/story/ho-chi-minh-city-where-to-eat-drink-stay-and-play?. Chỉ nhắc đến Quận 1,2,3 và 5 ở Chợ Lớn. Việt Nam là điểm đến mới cho những người sành ăn: Vietnam: Asia's New Leading Culinary Destination (Forbes 25/1/20), https://www.forbes.com/sites/rogersands/2020/01/25/vietnam-asias-new-leading-culinary-destination/#506b9acf35dd
~ Phim tài liệu hay về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Mỹ da đen Toni Morrison, khôi nguyên giải Noel Văn chương. Toni Morrison: The Pieces I Am (2019) | Netflix, https://www.netflix.com/ca/title/81074570
Cố đọc tác phẩm của bà này dù dị ứng với tính hay cười khúc khích không kiềm chế nổi, sau mỗi câu trả lời hay lời tự thuật trong phim. Một trí thức thượng lưu viết văn về những người phụ nữ da đen nghèo nàn trong một xã hội kỳ thị gay gắt.
~►►► 120 năm Viện Viễn Đông Bác cổ: Lật mở những câu chuyện thú vị còn khuất lấp, (TTO, 20/01/20), https://tuoitre.vn/120-nam-vien-vien-dong-bac-co-lat-mo-nhung-cau-chuyen-thu-vi-con-khuat-lap-20200120034134754.htm?. Ngoài Viện Athènes, Viện Rome, Viện Madrid, Viện Caire; Viện Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême-Orient viết tắt là EFEO) là viện ở nước ngoài thứ 5 của Pháp, chuyên nghiên cứu về châu Á, đặc biệt là Đông Dương. Ngày 26-2-1901, TT Pháp Émile Loubet ký sắc lệnh chính thức công nhận việc thành lập EFEO. Học viện trở thành một thiết chế của nhà nước Pháp, là cơ quan nghiên cứu khoa học về lịch sử, khảo cổ, ngôn ngữ, dân tộc học, địa vật lý và địa lý nhân văn ở phương Đông, đảm bảo việc bảo tồn và gìn giữ các công trình lịch sử ở Đông Dương. Được thiết lập tại Sài Gòn, nhưng EFEO lại nhanh chóng lan ra Hà Nội và được xây dựng từ 1926. Sau Hiệp định Geneva năm 1954, trụ sở chính của EFEO chuyển vào Sài Gòn và đến năm 1960 thì chính thức đóng cửa, chấm dứt 6 thập kỷ hoạt động ở Việt Nam. Đến năm 1993, EFEO trở lại mở văn phòng đại diện ở Hà Nội. Hiện nay, ngoài trụ sở chính của EFEO tại Paris, còn có 18 trung tâm đóng tại 12 quốc gia, trong đó tại Việt Nam, EFEO có trụ sở ở cả Hà Nội và TP.HCM.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hiện nay chính là Bảo tàng Louis Finot của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp được xây dựng từ 1926. Trong ảnh là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên cùng nhân viên của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam năm 1958 - Ảnh: EFEOCác trí thức Nho học và Tây học từng làm việc cho Viện Viễn Đông Bác cổ trong lĩnh vực học thuật có thể kể tới những cái tên tiêu biểu như Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Tố, Trần Hàm Tấn, Trần Văn Giáp - Ảnh: EFEOBảo tàng Blanchard de la Brosse được xây dựng năm 1929 tại Sài Gòn là một trong những bảo tàng của EFEO, nay là Bảo tàng Lịch sử tại TP.HCM - Ảnh: EFEOHoạt động khảo cổ tại Di tích Óc Eo năm 1944 của EFEO - Ảnh: EFEOKhảo cổ tại Gò Cây Thị, Óc Eo 1944 của EFEO - Ảnh: EFEOMột phòng trưng bày năm 1913 của Bảo tàng Louis Finot thuộc EFEO - Ảnh: EFEOThư viện của EFEO tại Hà Nội khánh thành 1943 - Ảnh: EFEO
THẦY PHƯỚC AN
Theo mẹ một thời chạy loạn
bốn ơn nghe nặng hai vai
tuổi thơ vào chùa học đạo
thức nghe sanh tử đêm dài.
Thơ đọc chen vào kinh tụng
thấy đời như có như không
nước mắt ngập tràn ba cõi
đêm dài kể chuyện quê hương.
THẦY HUYỀN KHÔNG
Hiện thân làm con suối nhỏ
vượt núi thác ghềnh vào sông
bình bát cơm đời muôn dặm
một hôm xa mấy đại dương.
Gửi thơ theo lời chim hót
chân trời vọng nhớ trường xưa
thỉnh chuông thức hồn dân tộc
về nghe pháp dưới mái chùa.
QUÁCH TẤN
Lời thơ ướp hương cổ sử
ủ thơm gió núi rừng cây
ngợi ca trùng trùng sông núi
biển giăng chùa ẩn trong mây.
Cọp nằm nghe sư kinh tụng
đưa người tới cõi bình an
chép thơ gởi vào thiên cổ
trầm hương một cõi mây ngàn.
BÙI GIÁNG
Rừng sim tím, em mọi nhỏ
anh bụi đời, thơ hắt hiu
một đời lạc vào phố thị
phụng hiến nắng sớm mưa chiều.
Thơ anh mù sương cố quận
múa may rực nắng chiêm bao
nói cười ẩn tàng Kinh Phật
cầm hoa lên hỏi trăng sao.
VÕ HỒNG
Bỏ quê tịch mịch ra phố
nhớ bờ cỏ ướt sương đêm
nhớ nắng trên đồng lúa chín
nhớ chùa kinh tụng êm đềm.
Chép vào giấy hồn tháp cổ
nâng bút, dòng mực rất buồn
nỗi cô quạnh như đọng lại
hỏi nơi đâu là suối nguồn.
PHẠM CÔNG THIỆN
Có ai nghe trên phố lạ
nắng rơi rạn vỡ đìu hiu
anh lên đồi xem cây khế
trổ bông và khóc trong chiều.
Ngựa hú hai ngàn năm trước
phả hồn thơ khói vô thường
anh lôi Bồ Đề Tâm dậy
hoa quỳnh chợt nở mười phương.
TUỆ SỸ
Đưa sư về thôn Vạn Giã
thác ghềnh lạnh buốt dòng thơ
mở mắt nhìn xuyên cõi tử
rừng khuya u uẩn trăng mờ.
Sư đợi gì mà tóc trắng
tàn canh khắp cõi mù khơi
Sư dịch ba ngàn kinh luận
ngẩng đầu thương nước, lệ rơi.
HOÀI KHANH
Anh tìm gì trong lục bát
khi trời dậy khắp phong ba
dòng thơ bên dòng nước mắt
thế gian không thấy đâu nhà.
Tìm em giữa miền cát bỏng
lạc đà anh cỡi về Phi
phải em có mùi cây lá
để anh thức mãi xuân thì.
NGUYỄN ĐỨC SƠN
Một thời nghe lời ẩn mật
trốn học ra ngồi đảo xa
anh thấy mây rừng cô tịch
một ngàn năm em đi qua.
Theo nắng rừng thông chỉ lối
đưa em vào núi sương mù
hú thơ vào mưa, vào gió
gửi về ngàn sau hoang vu.
Nguyên Giác
GHI CHÚ: Các bài thơ trên là Lời Bạt của sách: HIU HẮT QUÊ HƯƠNG BẾN CỎ HỒNG
Tác giả: Thích Phước An
Lời giới thiệu: Nguyên Không Nguyễn Tuấn Khanh
Lời bạt: Nguyên Giác Phan Tấn Hải
Bìa và trình bày: Uyên Nguyên
Lotus Media và Bodhi Media xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2020
No comments:
Post a Comment