Monday, July 15, 2024

Thứ 2, 15/7/2024

++Vở ‘Hồn Trương Ba da hàng thịt’, đạo diễn Tsuyoshi Sugiyama: Chúng ta đều đang mang bệnh? (TT, 14/7/2024). Ước gì mình được xem vở này!

++Thơ Kiệm Hoàng, (VV, 14/7/2024)

++Lê Huỳnh Lâm hay Nỗi cô đơn của Thế hệ Hậu-gãy-cầu, (VV, 14/7/2024). Đặng Quốc Thông bình thơ Lê Huỳnh Lâm ($).

++Tiến sỹ Việt Kiều về nước tái khởi nghiệp ở tuổi 60 biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL thành nguồn tài nguyên mới, (Cafef, 12/7/2024)

++Trang trọng lễ tưởng niệm giáo sư Cao Huy Thuần tại TP.HCM, (TN, 14/7/2024)

++Hai bài trên trang mạng nhân quyền Defend The Defenders – Người Bảo Vệ Nhân Quyền ngày 14/7/2024: a/Hà Nội: Facebooker bị tuyên án bảy năm tù vì chỉ trích Đảng và ông Hồ Chí Minh; và b/ Cựu TNLT Huỳnh Thục Vy bị từ chối cấp hộ chiếu vì lý do “an ninh quốc gia” Người phụ nữ mới ra tù có thể đe doạ một chế độ CA trị hùng hậu?

++Chính những người dân Cuba chống cộng quá khích ở Mỹ đã gây khó khăn cho dân mình ở Cuba: nghèo đói thiếu thốn đủ bề vì cấm vận của Mỹ. Members of Cuba’s revolutionary generation feel abandoned by the society they created, (13/7/2024)

++Lịch sử của chú thích History’s Footnotes (JSTOR Daily, 6/7/2024)

++Nhà văn Alice Munro  đã toa rập trong im lặng để chồng sau hiếp con trẻ của mình. Alice Munro có phải là một con quái vật vì nghệ thuật không? Hay chỉ là một con quái vật? Was Alice Munro An Art Monster? Or just a monster? (The Unspeakable with Meghan Daum, 9/7/2024)

~~~

($) Thượng Trí Thức

buổi sáng trinh nguyên

những ly cà phê trên những chiếc ghế

người đàn bà bất ngờ xuất hiện tay chỉ về phương Bắc

ca hát như điên

“Thưa thượng trí thức

uống cà phê ăn mì đọc báo nói nhảm”

bên kia đường ba con chó sủa hoang

trên trời xanh có những áng mây

dưới màu nắng ban mai

trên ngọn cây cổ thụ

hai con chim cu âu yếm

trong nỗi yên bình giả tạm

mặt trời lên cao

nắng hòa vào những ly bia

người đàn ông say sưa kể quá khứ đời mình

về những niềm hạnh phúc đau đớn

chất giọng ngâm nga pha ca trù

người đàn ông nhắc nhan đề những cuốn sách của Henry Miller

“dưới chân thang”, “thời giết người”…

một người khác nói:

“nụ cười dưới chân thang”, “thời của những kẻ giết người”

người đàn ông nói một tràng tiếng Pháp

như ký ức nô lệ trăm năm vẫn còn in dấu

và nói về hiện sinh

mà không sống hiện sinh

người đàn ông nói về phim Tàu rất hay

có phải chăng do một ngàn năm nô dịch

người đàn ông nói về phim Mỹ và Nga

những xã hội mafia thường kết thúc bằng họng súng

bên dòng sông xanh

bóng người đàn bà mang tên một loài hoa thoáng hiện

trong chiếc áo dài bản sắc Việt

mà hương tóc không còn mùi chanh và bồ kết

người đàn ông ngẩn ngơ

quên những điều mình vừa nói

ôi! những người đàn ông trên sáu mươi

thường hay nói nhưng không hành động

thèm một chút Freuds trước khi chiều buông

mỗi ngày

những ly cà phê trên những chiếc ghế

những ly bia trên những chiếc bàn

đất trời dày đặc sương mù

có người đàn bà bay ngang ký ức

chỉ tay về phương Bắc

“Kính thưa thượng trí thức”.

++Lê Huỳnh Lâm - Sài Gòn cuộc hạnh ngộ lênh đênh với: “Sài Gòn buổi chiều chợt mưa bay / dáng cũ nhập nhoè miền bộ nhớ ảo / giữa mù xưa em ngồi bên bến lạnh / đường phố chiều nay ngập nước hoá sông Thơm... / em vẫn thế giữa muôn trùng hư ảnh / sắp đặt – tình cờ / cuộc hạnh ngộ lênh đênh”. ⇐=++Lê Huỳnh Lâm hay Nỗi cô đơn của Thế hệ Hậu-gãy-cầu, (VV, 14/7/2024). Đặng Quốc Thông bình thơ Lê Huỳnh Lâm


No comments:

“Seeking Freedom” Fingerpainting by Hồng Ngọc

“Seeking Freedom” Fingerpainting by Hồng Ngọc

Để đây để đọc lại

++ Yuval Noah Harari: Lessons from a year of Covid and political failures — what can we learn for the future? (FT, 25/2/2021), https://www.ft.com/content/f1b30f2c-84aa-4595-84f2-7816796d6841?segmentID=b73b0b4c-e767-e669-4996-e25935a5759d&twclid=11366833025191845888

++ Khái niệm 'quyền lực mềm của Joseph S. Nye. Soft power: the evolution of a concept - Joseph S. Nye, 20/12/2019, https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/2158379X.2021.1879572?scroll=top&needAccess=true&

++ Sự Băng Hoại Và Suy Đồi Của Xã Hội Việt Nam Hôm Nay Hay Là Hệ Lụy Từ Sự Đa Nhân Cách Tầng Lớp Trí Thức - Quách Hạo Nhiên, (viet-studies 26-2-20), http://www.viet-studies.net/kinhte/QuachHaoNhien_BangHoaiXaHoiHienNay.html

++ Nhân văn Giai phẩm – một trào lưu dân chủ, một cuộc cách tân văn học không thành - Thái Kế Toại, (TCNCVM, 2/12/2020), https://usvietnam.uoregon.edu/nhan-van-giai-pham-mot-trao-luu-dan-chu-mot-cuoc-cach-tan-van-hoc-khong-thanh/

++ Loạt bài nghiên cứu, phân tích sâu sắc, khoa học của GS Hoàng Xuân Phú: Tội ác Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (11/2/2020), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=ToiAcDongTam-20200211; ++ Viết thêm về tội ác Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (1/3/2020), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=VietThemVeToiAcDongTam-20200301; ++ Giải mã vụ Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (7/3/2021), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=differentwritings


+

Vụn vặt

++"... không có tự do thì không thể có sáng tạo thật sự. Tự do là thứ Thượng đế ban cho (cũng có thể là gánh nặng mà Ngài chất lên vai) con người. Con người biết đến đau khổ từ khi nó được ban cho quà tặng đó, một gánh nặng luôn quá sức với nó. Nó thậm chí, nếu có thể, khước từ là cách hay ho nhất cho nó. Nhưng thiếu tự do thì con người sẽ chỉ là cỗ máy được lập trình và không xứng đáng để Chúa trời phải cứu chuộc bằng sự hy sinh đau đớn như vậy. Tại sao Chúa không dùng quyền năng để con người khiếp sợ mà răm rắp làm theo lời ngài, một việc có lẽ là đơn giản nhất? Bởi vì Ngài biết rằng Ngài tạo ra con người cùng với tự do. Ngài không thể tước ở con của Ngài thứ quà tặng đó, thứ mà thiếu nó thì công cuộc tạo lập của Ngài không hoàn hảo, thậm chí vô nghĩa. Tự do, ở thời kỳ con người ý thức nó có cái quyền ấy, luôn gây ra những hậu quả trái ngược. Một mặt nó biết nó là Con Người với nhân phẩm cao quý phải được tôn trọng, nó có quyền sáng tạo nên những giá trị thuộc về cái đẹp, nó có quyền lựa chọn đau khổ hay hạnh phúc. Nhưng mặt khác, nó cũng có thể tự do lựa chọn hoặc cái thiện, hoặc cái ác. Trong trường hợp nó lựa chọn cái ác thì Tự do quả là kinh khủng. Vì thế con người không có cách nào khác là phải hướng về Đấng Toàn Năng, có thể hiểu là nơi chứa đựng Cái Tuyệt Đối chuẩn mực..." ++Bản giao hưởng 'Requiem' của Mozart được dàn giao hưởng Ba Lan (Polish Sinfonia Iuventus Orchestra và Warsaw Philharmonic Choir) thể hiện tuyệt vời, với phụ đề tiếng Anh. Mozart – Requiem, https://www.youtube.com/watch?v=54h8TxJyNy0. Stunning! What a great artwork! ++Hồi ký "Gọng Kềm Lịch Sử" của cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Mỹ, Bùi Diễm (1923-2021), http://www.vietnamvanhien.org/gongkemlichsu2.html ++Mozart – Requiem https://www.youtube.com/watch?v=54h8TxJyNy0 Wolfgang Amadeus Mozart – Requiem KV 626 Bartosz Michałowski – conductor Sylwia Olszyńska – soprano Agata Schmidt – mezzo-soprano Karol Kozłowski – tenor Adam Kutny – baritone Polish Sinfonia Iuventus Orchestra Warsaw Philharmonic Choir recorded November 01, 2019 at Warsaw Philharmonic Concert Hall 0:00 Applause 0:55 Introitus: Requiem aeternam 5:40 Kyrie eleison Sequenz 8:06 Dies irae 9:47 Tuba mirum 13:31 Rex tremendae 15:51 Recordare 21:31 Confutatis 23:50 Lacrimosa Offertorium 27:21 Domine Jesu 30:45 Versus: Hostias et preces 34:45 Sanctus 36:30 Benedictus 41:46 Agnus Dei 44:47 Communio: Lux aeterna 50:21 Credits ++Nhân vật Meursault trong Kẻ xa lạ của A. Camus ngay từ những dòng đầu khi miêu tả cuộc gặp trong bệnh viện và khi sau này người con trai ngồi bên quan tài của mẹ. Nhân vật chính của thiên truyện từng nghĩ: “Tôi không hề chờ đợi tôi chào đời. Sự có mặt của tôi trên đời chỉ là kết quả từ một quyết định của người khác, không phải là của tôi, từ sự kết hợp hoàn toàn ngẫu nhiên của một con tinh trùng vô trách nhiệm với một cái trứng phóng đãng và vì vậy, mỗi lần bị nhắc phải nhớ đến ngày sinh của mình chỉ làm cho tôi kinh hoàng và cảm thấy một sự trói buộc khủng khiếp”. Những đám mây phủ bóng phận người, (Viet-studies, 1/1/21), http://www.viet-studies.net/HuynhNhuPhuong_NhungDamMay.html ++Phần chú thích: '* “Tư hữu Nhà nước” (hoàn toàn khác với “Nhà nước tư hữu”, hay “Nhà nước tư bản”) là cụm từ tôi được nghe lần đầu từ thầy Phạm Vĩnh Cư, trong đó Nhà nước công hữu bị một nhóm nhỏ người có quyền lực (chính trị và kinh tế, gọi chung là nhóm cá mập) lợi dụng như một công cụ đàn áp khổng lồ để dễ bề tước đoạt của số đông làm của riêng, một cách hợp pháp.'. Nguồn: Tạ Duy Anh: Thầy Phạm Vĩnh Cư, (VV, Tháng 11, 21), https://vandoanviet.blogspot.com/2021/11/thay-pham-vinh-cu.html