Saturday, April 20, 2024

Sự Bất Mãn Của Cộng Đồng Da Trắng Ở Nông Thôn: Mối Đe Dọa Cho Nền Dân Chủ Hoa Kỳ, (Việt báo, 19/04/2024)

Sự Bất Mãn Của Cộng Đồng Da Trắng Ở Nông Thôn: Mối Đe Dọa Cho Nền Dân Chủ Hoa Kỳ, (Việt báo, 19/04/2024) Cung Đô biên dịch. Đường dẫn nguồn ở phần comment. (Một số không ít người mình cũng 'cuồng' cứng hơi lâu và nên cân nhắc lại cho quyết định tháng 11/2024 tới đây, để góp phần bảo vệ những gì mình đang mong ước đấu tranh, nếu cuồng cứng quá, kểo hại cả chính nơi mình cưu trú và ý nguyên cho quê mình. Nếu cần, xin tham khảo: ►►►Nước Mỹ bất an: Cuộc khủng hoảng đạo đức công dân ở Mỹ của Arthur Brooks. Brooks, Arthur. “America’s Crisis of Civic Virtue”. Journal of Democracy, vol. 35, no. 2, Apr. 2024, pp. 23–39; ►►►Tại sao chính trị Mỹ lại bị phân cực trầm trọng giữa nông thôn và thành thị đến mức như vậy? Nghiên cứu hàn lâm xuất sắc của Trevor E. Brown & Suzanne Mettler: 'Phân cực tuần tự: Tiến trình của sự phân cực trong chính trị giữa nông thôn và thành thị (ở Mỹ), 1976–2020. Sequential Polarization: The Development of the Rural-Urban Political Divide, 1976–2020,' (Cambridge University Press, 27/12/2023);►Tạp chí Economist có bài viết về mối đe dọa nguy hiểm cho toàn cầu trong năm 2024, nếu Trump thắng cử;►Kẻ quấy rối MXH Elon Musk đang 'khuấy động' sự phân cực kỹ thuật số và đe doạ dân chủ thế giới! Nhà từ thiện tỷ phú Bill Gates quan tâm cách quản lý MXH Twitter hiện nay. Elon Musk’s Twitter is ‘stirring up’ digital polarisation, says Bill Gates, (FT, 20/12/2022);►Hỗn loạn ở đoạn kết lịch sử. Sự phân cực gay gắt trên chính trường/xã hội Mỹ và mối nguy hại đến nền tự do dân chủ của Mỹ và thế giới. Chaos at the End of History, (Quillette, 12/2/2024)
Bài trên Việt báo, dưới đây:

"Trong nền chính trị Hoa Kỳ, cử tri gốc da trắng ở các vùng nông thôn từ lâu đã nắm trong tay quyền lực lớn hơn nhiều so với tỷ lệ dân số thực tế của họ. Họ có sức ảnh hưởng lớn trong các cuộc bỏ phiếu tại cả Thượng Viện, Hạ Viện và Cử Tri Đoàn. Theo Sở Thống Kê Dân Số (Census Bureau), dù không có định nghĩa thống nhất thế nào là “vùng nông thôn,” và thậm chí các cơ quan liên bang cũng không thể đưa ra một tiêu chuẩn chung, nhưng có khoảng 20% dân số Hoa Kỳ sống ở các cộng đồng nông thôn. Và 3/4 trong số đó – tương đương khoảng 15% dân số Hoa Kỳ – là người gốc da trắng. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1820, kể từ khi mô hình Nền Dân Chủ Jacksonian (Jacksonian democracy) nổi lên và thúc đẩy mở rộng quyền bầu cử cho tất cả nam giới gốc da trắng, sự ủng hộ của cử tri gốc da trắng ở các vùng nông thôn đã trở thành yếu tố quan trọng đối với các đảng lớn, giúp định đoạt quyền lực chính trị thuộc về ai. Đây là lý do tại sao trong cuốn sách “White Rural Rage: The Threat to American Democracy” (Sự Bất Mãn Của Cộng Đồng Da Trắng Ở Nông Thôn: Mối Đe Dọa Với Nền Dân Chủ Hoa Kỳ), các tác giả Paul Waldman và Tom Schallert đã gọi người gốc da trắng ở các vùng nông thôn là “nhóm thiểu số quan trọng” của Hoa Kỳ Là một khoa học gia chính trị, giáo sư Tom Schallert đã viết hoặc là đồng tác giả năm cuốn sách đề cập đến các vấn đề chính trị liên quan đến chủng tộc ở một số cấp chính quyền hoặc khu vực khác nhau của Hoa Kỳ. Cuốn sách mới nhất “White Rural Rage” tập trung vào việc hiểu sâu hơn về những mối tương quan phức tạp giữa chủng tộc, vùng miền, và quan điểm, cùng với những tác động đến hệ thống chính trị của Hoa Kỳ. Một thực tế đáng tiếc hiện nay là, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy mức độ gắn bó của người gốc da trắng ở nông thôn với hệ thống chính trị Hoa Kỳ ngày càng suy giảm. Dù chẳng phải là tổ chức chiến binh hay lực lượng quân sự, nhóm người gốc da trắng ở nông thôn đang đặt ra bốn mối đe dọa có ảnh hưởng qua lại với nhau đối với tương lai của nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên của Hoa Kỳ. Mặc dù những đặc điểm này không phải là ‘quơ đũa cả nắm’ đối với tất cả những người gốc da trắng sống ở các vùng nông thôn, và cũng không đặc biệt dành riêng cho họ, nhưng khi so sánh với những nhóm người khác ở Hoa Kỳ, nhóm người gốc da trắng ở nông thôn thường sẽ có những đặc điểm sau: · Thường có các quan điểm phân biệt chủng tộc rõ rệt nhất, kém thân thiện và bao dung nhất, bài ngoại nhất, kỳ thị cộng đồng LGBTQ+ và kỳ thị dân nhập cư nhất. · Thường tin vào các lý thuyết âm mưu về QAnon, cuộc bầu cử năm 2020, quốc tịch của Barack Obama và vắc xin COVID-19 nhiều hơn. · Thường ủng hộ nhiều quan điểm phản dân chủ và vi hiến, đồng thời thể hiện sự gắn bó mạnh mẽ với các phong trào theo Chủ nghĩa dân tộc da trắng (White Nationalist) và Chủ nghĩa dân tộc Cơ Đốc Giáo da trắng (White Christian Nationalist). Những phong trào này thường đi ngược lại các nguyên tắc của hệ thống chính trị của chúng ta: không bị ảnh hưởng bởi tôn giáo và tuân theo các quy định của hiến pháp. · Thường viện cớ biện minh, nếu không muốn nói là hô hào, ủng hộ sử dụng bạo lực hoặc vũ lực như một phương pháp hợp lý để đạt được mục tiêu chính trị hoặc giải quyết các mâu thuẫn, thay vì tham gia vào các cuộc thảo luận và quá trình chính trị đàm phán một cách hòa bình và xây dựng. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài dữ liệu về các vấn đề trên. Về thói bài ngoại Theo cuộc thăm dò của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew năm 2018, chỉ 46% người gốc da trắng ở nông thôn coi việc phải sống trong một cộng đồng đa dạng là điều quan trọng. Tỷ lệ này thấp hơn khi so với cư dân thành thị và ngoại thành, và thậm chí còn thấp hơn cả cư dân nông thôn gốc da màu. Và ở các khu vực nông thôn, có chưa đến một nửa đồng ý rằng ‘người gốc da trắng được hưởng những lợi thế mà người gốc da đen không được,’ tán thành việc ‘hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới,’ và đồng ý với quan điểm cho rằng ‘dân nhập cư giúp xây dựng xã hội Hoa Kỳ giàu mạnh hơn.’ Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Cornell phát hiện ra rằng người gốc da trắng ở nông thôn thường cảm thấy không thoải mái khi ở bên người đồng tính nhiều hơn so với người gốc da trắng ở thành thị. Và 49% nhóm người LGBTQ+ ở nông thôn trong độ tuổi từ 10 đến 24 cảm thấy cộng đồng của họ “không chào đón” người LGBTQ+, tỷ lệ gần gấp đôi so với cảm nhận của nhóm người LGBTQ+ ở ngoại thành và thành thị. Về các lý thuyết âm mưu Theo các cuộc thăm dò dư luận trong năm 2020 và 2021, những người ủng hộ các lý thuyết âm mưu về QAnon có khả năng sống ở vùng nông thôn cao hơn 1.5 lần so với những người sống ở khu vực thành thị. Ngoài ra, 49% cư dân ở các vùng nông thôn tin rằng ‘có một tổ chức âm mưu bí mật đang làm suy yếu sức ảnh hưởng của Trump,’ tỷ lệ này cao hơn 10 điểm so với mức trung bình toàn quốc. Theo cuộc thăm dò năm 2021 của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng (Public Religion Research Institute), cư dân nông thôn cũng tin ‘cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã không diễn ra một cách công bằng hoặc đã bị gian lận nhằm hãm hại Trump’ nhiều hơn so với cư dân thành thị và ngoại thành. Còn theo cuộc thăm dò năm 2022 của Trung Tâm Chính Sách Lưỡng Đảng (Bipartisan Policy Center), mức độ tin tưởng vào việc ‘các phiếu bầu của bang và toàn quốc được kiểm đếm chính xác và công bằng’ của những người sống ở vùng nông thôn thấp hơn so với những người sống ở khu vực thành thị. Ngoài ra, trong số 139 thành viên Hạ Viện đã bỏ phiếu phản đối việc chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống của Joe Biden chỉ vài giờ sau khi đám đông bạo lực ủng hộ Trump tràn vào và gây hỗn loạn Điện Capitol, có 103 người (tương đương 74%) là DB của các quận là “nông thôn thuần túy” hoặc “nông thôn/ngoại thành,” được phân loại theo dự án CityLab của Bloomberg. Về những quan điểm phản dân chủ Theo một phân tích học thuật dựa trên dữ liệu trong nhiều năm của dự án Nghiên Cứu Bầu Cử Quốc Gia Hoa Kỳ, người dân ở vùng nông thôn thường “có nhiều khả năng (so với cư dân thành thị) ủng hộ các biện pháp hạn chế tự do báo chí” và tin rằng “Tổng thống nên được làm việc một cách độc lập” mà không bị ‘chặn đường’ bởi Quốc Hội hoặc tòa án. Thêm vào đó, hơn một nửa số cư dân nông thôn được khảo sát bởi Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng cho biết việc theo Cơ Đốc / Thiên Chúa Giáo là điều quan trọng để “là công dân Hoa Kỳ đích thực” – cao hơn 10 điểm phần trăm so với người dân ở các khu vực ngoại thành hoặc thành thị. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy người dân nông thôn có nhiều khả năng ủng hộ Chủ nghĩa dân tộc Cơ Đốc Giáo da trắng. Những tư tưởng của chủ nghĩa này vượt xa khỏi các giá trị và nguyên tắc của Kitô giáo về đức tin và đạo đức, và thâm nhập vào lĩnh vực chính trị và chính phủ. Những người theo Chủ nghĩa dân tộc Cơ Đốc Giáo da trắng mong muốn Hoa Kỳ xây dựng pháp luật dựa trên các giá trị Kitô giáo thay vì duy trì sự tách biệt nhà nước và nhà thờ, một nguyên tắc mà các nhà sáng lập coi là nền tảng của một nền dân chủ thế tục (secular democracy, một nền dân chủ tách biệt khỏi tôn giáo, không liên kết ủng hộ, và cũng không liên kết chống đối bất kỳ giáo phái nào). Viện cớ biện minh cho bạo lực Theo các cuộc thăm dò trong năm 2021 của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng và Viện Chính Trị Đại Học Chicago, cư dân nông thôn ‘cảm thấy lo lắng về tình hình chính trị và ngày càng ủng hộ sử dụng bạo lực để bảo vệ quốc gia’ nhiều hơn so với cư dân thành thị hoặc ngoại thành. Theo Dự Án của Chicago về An Ninh và Các Mối Đe Dọa, tính đến cuối năm 2021, ước tính có 21 triệu người dân Hoa Kỳ tin rắng chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là “bất hợp pháp.” Trong số đó, có 30% sinh sống ở các vùng nông thôn. Ngoài ra, có 27%, cũng là cư dân nông thôn, cho rằng Trump nên được trở lại ghế Tổng thống ngay cả khi phải “dùng vũ lực.” Mặc dù những quan điểm này chỉ là ý kiến thiểu số, nhưng cả hai tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ của cộng đồng cư dân nông thôn trong tổng thể dân số. Khi cuộc bầu cử năm 2024 đang đến rất gần, một lần nữa, quan điểm của cộng đồng gốc da trắng ở nông thôn lại trở nên quan trọng, vì họ và các nghị sĩ Quốc Hội đại diện cho họ vẫn ôm niềm tin rằng chiến thắng năm 2020 đã bị Joe Biden đánh cắp khỏi tay Donald Trump. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 71% cử tri gốc da trắng ở nông thôn đã bầu cho Trump trong năm 2020. Vậy nên, quan điểm và sự ủng hộ của họ trong tháng 11 sắp tới có thể sẽ là chìa khóa quyết định nhiệm kỳ thứ hai ở Tòa Bạch Ốc thuộc về tay ai. Nguồn: “Why rural white Americans’ resentment is a threat to democracy” được đăng trên trang TheConversation.com."

No comments:

“Seeking Freedom” Fingerpainting by Hồng Ngọc

“Seeking Freedom” Fingerpainting by Hồng Ngọc

Để đây để đọc lại

++ Yuval Noah Harari: Lessons from a year of Covid and political failures — what can we learn for the future? (FT, 25/2/2021), https://www.ft.com/content/f1b30f2c-84aa-4595-84f2-7816796d6841?segmentID=b73b0b4c-e767-e669-4996-e25935a5759d&twclid=11366833025191845888

++ Khái niệm 'quyền lực mềm của Joseph S. Nye. Soft power: the evolution of a concept - Joseph S. Nye, 20/12/2019, https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/2158379X.2021.1879572?scroll=top&needAccess=true&

++ Sự Băng Hoại Và Suy Đồi Của Xã Hội Việt Nam Hôm Nay Hay Là Hệ Lụy Từ Sự Đa Nhân Cách Tầng Lớp Trí Thức - Quách Hạo Nhiên, (viet-studies 26-2-20), http://www.viet-studies.net/kinhte/QuachHaoNhien_BangHoaiXaHoiHienNay.html

++ Nhân văn Giai phẩm – một trào lưu dân chủ, một cuộc cách tân văn học không thành - Thái Kế Toại, (TCNCVM, 2/12/2020), https://usvietnam.uoregon.edu/nhan-van-giai-pham-mot-trao-luu-dan-chu-mot-cuoc-cach-tan-van-hoc-khong-thanh/

++ Loạt bài nghiên cứu, phân tích sâu sắc, khoa học của GS Hoàng Xuân Phú: Tội ác Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (11/2/2020), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=ToiAcDongTam-20200211; ++ Viết thêm về tội ác Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (1/3/2020), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=VietThemVeToiAcDongTam-20200301; ++ Giải mã vụ Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (7/3/2021), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=differentwritings


+

Vụn vặt

++"... không có tự do thì không thể có sáng tạo thật sự. Tự do là thứ Thượng đế ban cho (cũng có thể là gánh nặng mà Ngài chất lên vai) con người. Con người biết đến đau khổ từ khi nó được ban cho quà tặng đó, một gánh nặng luôn quá sức với nó. Nó thậm chí, nếu có thể, khước từ là cách hay ho nhất cho nó. Nhưng thiếu tự do thì con người sẽ chỉ là cỗ máy được lập trình và không xứng đáng để Chúa trời phải cứu chuộc bằng sự hy sinh đau đớn như vậy. Tại sao Chúa không dùng quyền năng để con người khiếp sợ mà răm rắp làm theo lời ngài, một việc có lẽ là đơn giản nhất? Bởi vì Ngài biết rằng Ngài tạo ra con người cùng với tự do. Ngài không thể tước ở con của Ngài thứ quà tặng đó, thứ mà thiếu nó thì công cuộc tạo lập của Ngài không hoàn hảo, thậm chí vô nghĩa. Tự do, ở thời kỳ con người ý thức nó có cái quyền ấy, luôn gây ra những hậu quả trái ngược. Một mặt nó biết nó là Con Người với nhân phẩm cao quý phải được tôn trọng, nó có quyền sáng tạo nên những giá trị thuộc về cái đẹp, nó có quyền lựa chọn đau khổ hay hạnh phúc. Nhưng mặt khác, nó cũng có thể tự do lựa chọn hoặc cái thiện, hoặc cái ác. Trong trường hợp nó lựa chọn cái ác thì Tự do quả là kinh khủng. Vì thế con người không có cách nào khác là phải hướng về Đấng Toàn Năng, có thể hiểu là nơi chứa đựng Cái Tuyệt Đối chuẩn mực..." ++Bản giao hưởng 'Requiem' của Mozart được dàn giao hưởng Ba Lan (Polish Sinfonia Iuventus Orchestra và Warsaw Philharmonic Choir) thể hiện tuyệt vời, với phụ đề tiếng Anh. Mozart – Requiem, https://www.youtube.com/watch?v=54h8TxJyNy0. Stunning! What a great artwork! ++Hồi ký "Gọng Kềm Lịch Sử" của cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Mỹ, Bùi Diễm (1923-2021), http://www.vietnamvanhien.org/gongkemlichsu2.html ++Mozart – Requiem https://www.youtube.com/watch?v=54h8TxJyNy0 Wolfgang Amadeus Mozart – Requiem KV 626 Bartosz Michałowski – conductor Sylwia Olszyńska – soprano Agata Schmidt – mezzo-soprano Karol Kozłowski – tenor Adam Kutny – baritone Polish Sinfonia Iuventus Orchestra Warsaw Philharmonic Choir recorded November 01, 2019 at Warsaw Philharmonic Concert Hall 0:00 Applause 0:55 Introitus: Requiem aeternam 5:40 Kyrie eleison Sequenz 8:06 Dies irae 9:47 Tuba mirum 13:31 Rex tremendae 15:51 Recordare 21:31 Confutatis 23:50 Lacrimosa Offertorium 27:21 Domine Jesu 30:45 Versus: Hostias et preces 34:45 Sanctus 36:30 Benedictus 41:46 Agnus Dei 44:47 Communio: Lux aeterna 50:21 Credits ++Nhân vật Meursault trong Kẻ xa lạ của A. Camus ngay từ những dòng đầu khi miêu tả cuộc gặp trong bệnh viện và khi sau này người con trai ngồi bên quan tài của mẹ. Nhân vật chính của thiên truyện từng nghĩ: “Tôi không hề chờ đợi tôi chào đời. Sự có mặt của tôi trên đời chỉ là kết quả từ một quyết định của người khác, không phải là của tôi, từ sự kết hợp hoàn toàn ngẫu nhiên của một con tinh trùng vô trách nhiệm với một cái trứng phóng đãng và vì vậy, mỗi lần bị nhắc phải nhớ đến ngày sinh của mình chỉ làm cho tôi kinh hoàng và cảm thấy một sự trói buộc khủng khiếp”. Những đám mây phủ bóng phận người, (Viet-studies, 1/1/21), http://www.viet-studies.net/HuynhNhuPhuong_NhungDamMay.html ++Phần chú thích: '* “Tư hữu Nhà nước” (hoàn toàn khác với “Nhà nước tư hữu”, hay “Nhà nước tư bản”) là cụm từ tôi được nghe lần đầu từ thầy Phạm Vĩnh Cư, trong đó Nhà nước công hữu bị một nhóm nhỏ người có quyền lực (chính trị và kinh tế, gọi chung là nhóm cá mập) lợi dụng như một công cụ đàn áp khổng lồ để dễ bề tước đoạt của số đông làm của riêng, một cách hợp pháp.'. Nguồn: Tạ Duy Anh: Thầy Phạm Vĩnh Cư, (VV, Tháng 11, 21), https://vandoanviet.blogspot.com/2021/11/thay-pham-vinh-cu.html