Thursday, March 23, 2023

Biển Đông trong mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc hiện nay ra sao?, (BBC, 23/3/23)

Biển Đông trong mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc hiện nay ra sao?, (BBC, 23/3/23), https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv2ve5xyd9yo? 

Biển Đông trong mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc hiện nay ra sao?

BBC

23 tháng 3 2023, 17:03 +07

Vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông luôn được xem là vùng nhạy cảm giữa mối quan hệ của hai quốc gia cộng sản Việt Nam-Trung Quốc.

Nằm sát sườn bên cạnh một quốc gia có tham vọng trên cả lục địa lẫn đại dương như Trung Quốc, Việt Nam phải luôn giữ tâm thế cẩn trọng: một mặt phải bảo vệ chủ quyền, ghi nhớ những sự kiện lịch sử như Chiến tranh biên giới 1979 hay Gạc Ma 1988, chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông nhưng đồng thời không “gây hận thù với Trung Quốc”, làm “ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam”.

Trong bối cảnh sau chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc hồi cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2022, Việt Nam có vẻ càng thận trọng hơn nữa.

Giáo sư Carl Thayer cho biết, một nhà ngoại giao phương Tây thạo tin đã đánh email cho ông sau chuyến thăm trên để đánh giá rằng, ông Võ Văn Thưởng là thành viên duy nhất của phái đoàn Việt Nam, ngoài Tổng Bí thư Trọng, được nhắc đến nhiều trên báo chí Trung Quốc.

Trong quan hệ song phương, các vấn đề có thể gây căng thẳng quan hệ hai nước có thể kể ra các sự kiện như kỷ niệm Hải chiến Hoàng Sa (tháng 1/1974), Chiến tranh biên giới (tháng 2/1979) và Gạc Ma (tháng 3/1988).

35 năm trận Gạc Ma và di sản nhức nhối của ‘cuộc thảm sát’

Cựu binh Gạc Ma: 'Vết dao lạnh của Trung Quốc mãi ám ảnh tôi'

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: 'TQ lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông'

'Bước ngoặt' năm 2019 về Biển Đông

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH, - GETTY IMAGES

Sau khi chiếm được bãi Gạc Ma trong cuộc xung đột năm 1988 với Việt Nam, Trung Quốc đã biến nơi đây thành đảo nhân tạo rất lớn.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, đánh giá vấn đề này đã có một "bước ngoặt" xảy ra vào năm 2019, sau khi cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam về Bãi Tư Chính được giải quyết.

"Trước đó, vào năm 2017 và 2018, lãnh đạo Việt Nam đã ra lệnh cho nước ngoài dừng hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực này.

"Sau năm 2019, Việt Nam hạn chế nối lại hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại khu vực này. Không có sự cố lớn nào với Trung Quốc kể từ đó.

"Theo đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam không muốn thực hiện bất kỳ hành động nào có thể phá vỡ tình trạng quan hệ hiện tại, bao gồm cả việc công khai cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và vụ thảm sát năm 1988 tại Gạc Ma," ông Carl Thayer nhận định.

Điều này đồng nghĩa, cấp lãnh đạo của hai nước Việt Nam, Trung Quốc đã thống nhất là không để các tranh chấp của họ ở Biển Đông làm cản trở sự hợp tác trên phạm vi rộng lớn trong khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

"Nói cách khác, họ đã đồng ý giải quyết tranh chấp này một cách hòa bình," theo Giáo sư Carl Thayer.

Ông Thayer nhắc lại chuyến công du tháng 11/2022 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhấn mạnh ông Trọng là vị lãnh đạo đầu tiên trên thế giới bay đến Bắc Kinh để gặp ông Tập Cận Bình khi ông Tập tiếp tục cầm quyền nhiệm kỳ thứ ba.

Vì sao Tuyên bố Việt - Trung lần đầu nhắc về 'nhân quyền, cách mạng màu'?

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: Thức thời hay nóng vội?

TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'

"Hai nhà lãnh đạo đã có “đối thoại sâu sắc, chân thành và thẳng thắn” về các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Thỏa thuận của họ đã được ghi lại trong Điểm thứ 9 của Tuyên bố chung gồm 13 điểm dài 4 trang.

"Hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đã nhất trí trong đoạn đầu (Tuyên bố chung) “việc kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông là vô cùng quan trọng; đồng thời nhất trí xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, đóng góp cho hòa bình và an ninh lâu dài ở khu vực.

"Đoạn thứ nhất của Điểm thứ 9, đôi bên cũng nhất trí “sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới hai nước; thông qua hội đàm và đàm phán, thảo luận các giải pháp tạm thời, chuyển tiếp mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương mỗi bên; và tìm kiếm các giải pháp cơ bản dài hạn được hai phía chấp nhận.”

"Trong đoạn thứ hai, lãnh đạo hai Đảng nhất trí “thúc đẩy trao đổi về hợp tác cùng phát triển trên biển và phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đẩy nhanh hai vấn đề nêu trên để sớm đạt được tiến triển thực chất. Sẵn sàng tiếp tục triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; trao đổi về việc mở rộng hợp tác trên biển ở Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên," ông Thayer phân tích.

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu quả, “kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình; và mở rộng tranh chấp; duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển" cũng được hai bên nhất trí, theo ông Thayer.

'Đừng chọc con chó đang ngủ'

Hà Nội lâu nay vẫn rất thận trọng trong các vấn quan hệ và đối thoại với Trung Quốc. Nhắc lại những tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, GS Carl Thayer nêu quan sát:

"Vụ Gạc Ma đặt ra hai tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các lãnh đạo tuyên giáo ở Việt Nam. Đầu tiên, phía Việt Nam được cho là thiệt hại 64 chiến sỹ và thua trong cuộc giao tranh. Thứ hai, bất kỳ sự công khai nào về sự kiện này mà gọi Trung Quốc là kẻ xâm lược sẽ làm Bắc Kinh phật ý vì Trung Quốc khẳng định rằng họ có quyền lịch sử đối với chủ quyền bãi Gạc Ma.

"Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý “kiểm soát dư luận” và điều này có nghĩa là ngăn chặn việc đưa tin vào ngày kỷ niệm sự kiện này," ông Thayer phân tích.

"Trong tiếng Anh có câu thành ngữ: "let sleeping dogs lie" (tạm dịch: Đừng chọc con chó đang ngủ). Nói cách khác, đừng có thực hiện các hành động có thể khiêu khích đối phương. Trong các báo cáo học thuật có thông tin cho rằng Trung Quốc đã kỷ luật viên chỉ huy đội tàu tại Gạc Ma vào tháng 3/1988 vì đã sử dụng vũ lực khi chưa có lệnh."

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH, - GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở quân sự trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) vào năm 2015

"Đoạn video trắng đen về cuộc đụng độ vào tháng 3/1988 cho thấy rõ ràng cảnh các tay súng Trung Quốc bắn hạ lính Việt Nam tại vùng nước gần bãi cạn."

"Chính quyền Trung Quốc muốn thúc đẩy câu chuyện về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Trung Quốc không muốn có tiếng xấu cũng như không muốn tạo ra những liệt sĩ yêu nước cho phía Việt Nam. "

"Các nhà chức trách Việt Nam có thể đã quyết định vụ việc này là quá nhạy cảm để phát sóng trên các phương tiện truyền thông trong nước vào thời điểm này. Nhưng chính quyền Việt Nam không thể ngăn chặn cuộc thảo luận trên phương tiện truyền thông xã hội," Giáo sư nhận định.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH, - GETTY IMAGES

Yêu sách Đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông

Về vấn đề này, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm hôm 13/3 đã nói với BBC rằng, sự nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc đòi hỏi phía Việt Nam phải cẩn trọng.

"Chúng ta bức xúc và căm thù hành động dã man của một bộ phận hải quân Trung Quốc nhưng không thù dai. Đối với việc làm phi nghĩa của một bộ phận hải quân Trung Quốc, Việt Nam phải lên án.

"Còn quan hệ tốt với Trung Quốc trên đại cục vẫn giữ, nhưng trên từng sự việc một, họ làm sai phải lên tiếng, phải nói một cách rõ ràng chứ không lập lờ. Ở gần một nước lớn mà nước đó luôn luôn có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ thì Việt Nam bao giờ cũng vất vả, phải giữ quan hệ để không xảy ra mâu thuẫn," ông Lâm kiến nghị.

Đồng thời, Tướng Lê Kế Lâm cũng cảnh báo rằng, bảo vệ chủ quyền biển đảo sắp tới đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề.

"Chủ trương của Trung Quốc độc chiếm biển Đông là không bao giờ thay đổi. Họ không chịu yên vị là cường quốc lục địa thôi mà họ muốn trở thành cường quốc trên đại dương." ông Lâm kết luận.


No comments:

“Seeking Freedom” Fingerpainting by Hồng Ngọc

“Seeking Freedom” Fingerpainting by Hồng Ngọc

Để đây để đọc lại

++ Yuval Noah Harari: Lessons from a year of Covid and political failures — what can we learn for the future? (FT, 25/2/2021), https://www.ft.com/content/f1b30f2c-84aa-4595-84f2-7816796d6841?segmentID=b73b0b4c-e767-e669-4996-e25935a5759d&twclid=11366833025191845888

++ Khái niệm 'quyền lực mềm của Joseph S. Nye. Soft power: the evolution of a concept - Joseph S. Nye, 20/12/2019, https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/2158379X.2021.1879572?scroll=top&needAccess=true&

++ Sự Băng Hoại Và Suy Đồi Của Xã Hội Việt Nam Hôm Nay Hay Là Hệ Lụy Từ Sự Đa Nhân Cách Tầng Lớp Trí Thức - Quách Hạo Nhiên, (viet-studies 26-2-20), http://www.viet-studies.net/kinhte/QuachHaoNhien_BangHoaiXaHoiHienNay.html

++ Nhân văn Giai phẩm – một trào lưu dân chủ, một cuộc cách tân văn học không thành - Thái Kế Toại, (TCNCVM, 2/12/2020), https://usvietnam.uoregon.edu/nhan-van-giai-pham-mot-trao-luu-dan-chu-mot-cuoc-cach-tan-van-hoc-khong-thanh/

++ Loạt bài nghiên cứu, phân tích sâu sắc, khoa học của GS Hoàng Xuân Phú: Tội ác Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (11/2/2020), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=ToiAcDongTam-20200211; ++ Viết thêm về tội ác Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (1/3/2020), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=VietThemVeToiAcDongTam-20200301; ++ Giải mã vụ Đồng Tâm - Hoàng Xuân Phú, (7/3/2021), http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=differentwritings


+

Vụn vặt

++"... không có tự do thì không thể có sáng tạo thật sự. Tự do là thứ Thượng đế ban cho (cũng có thể là gánh nặng mà Ngài chất lên vai) con người. Con người biết đến đau khổ từ khi nó được ban cho quà tặng đó, một gánh nặng luôn quá sức với nó. Nó thậm chí, nếu có thể, khước từ là cách hay ho nhất cho nó. Nhưng thiếu tự do thì con người sẽ chỉ là cỗ máy được lập trình và không xứng đáng để Chúa trời phải cứu chuộc bằng sự hy sinh đau đớn như vậy. Tại sao Chúa không dùng quyền năng để con người khiếp sợ mà răm rắp làm theo lời ngài, một việc có lẽ là đơn giản nhất? Bởi vì Ngài biết rằng Ngài tạo ra con người cùng với tự do. Ngài không thể tước ở con của Ngài thứ quà tặng đó, thứ mà thiếu nó thì công cuộc tạo lập của Ngài không hoàn hảo, thậm chí vô nghĩa. Tự do, ở thời kỳ con người ý thức nó có cái quyền ấy, luôn gây ra những hậu quả trái ngược. Một mặt nó biết nó là Con Người với nhân phẩm cao quý phải được tôn trọng, nó có quyền sáng tạo nên những giá trị thuộc về cái đẹp, nó có quyền lựa chọn đau khổ hay hạnh phúc. Nhưng mặt khác, nó cũng có thể tự do lựa chọn hoặc cái thiện, hoặc cái ác. Trong trường hợp nó lựa chọn cái ác thì Tự do quả là kinh khủng. Vì thế con người không có cách nào khác là phải hướng về Đấng Toàn Năng, có thể hiểu là nơi chứa đựng Cái Tuyệt Đối chuẩn mực..." ++Bản giao hưởng 'Requiem' của Mozart được dàn giao hưởng Ba Lan (Polish Sinfonia Iuventus Orchestra và Warsaw Philharmonic Choir) thể hiện tuyệt vời, với phụ đề tiếng Anh. Mozart – Requiem, https://www.youtube.com/watch?v=54h8TxJyNy0. Stunning! What a great artwork! ++Hồi ký "Gọng Kềm Lịch Sử" của cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Mỹ, Bùi Diễm (1923-2021), http://www.vietnamvanhien.org/gongkemlichsu2.html ++Mozart – Requiem https://www.youtube.com/watch?v=54h8TxJyNy0 Wolfgang Amadeus Mozart – Requiem KV 626 Bartosz Michałowski – conductor Sylwia Olszyńska – soprano Agata Schmidt – mezzo-soprano Karol Kozłowski – tenor Adam Kutny – baritone Polish Sinfonia Iuventus Orchestra Warsaw Philharmonic Choir recorded November 01, 2019 at Warsaw Philharmonic Concert Hall 0:00 Applause 0:55 Introitus: Requiem aeternam 5:40 Kyrie eleison Sequenz 8:06 Dies irae 9:47 Tuba mirum 13:31 Rex tremendae 15:51 Recordare 21:31 Confutatis 23:50 Lacrimosa Offertorium 27:21 Domine Jesu 30:45 Versus: Hostias et preces 34:45 Sanctus 36:30 Benedictus 41:46 Agnus Dei 44:47 Communio: Lux aeterna 50:21 Credits ++Nhân vật Meursault trong Kẻ xa lạ của A. Camus ngay từ những dòng đầu khi miêu tả cuộc gặp trong bệnh viện và khi sau này người con trai ngồi bên quan tài của mẹ. Nhân vật chính của thiên truyện từng nghĩ: “Tôi không hề chờ đợi tôi chào đời. Sự có mặt của tôi trên đời chỉ là kết quả từ một quyết định của người khác, không phải là của tôi, từ sự kết hợp hoàn toàn ngẫu nhiên của một con tinh trùng vô trách nhiệm với một cái trứng phóng đãng và vì vậy, mỗi lần bị nhắc phải nhớ đến ngày sinh của mình chỉ làm cho tôi kinh hoàng và cảm thấy một sự trói buộc khủng khiếp”. Những đám mây phủ bóng phận người, (Viet-studies, 1/1/21), http://www.viet-studies.net/HuynhNhuPhuong_NhungDamMay.html ++Phần chú thích: '* “Tư hữu Nhà nước” (hoàn toàn khác với “Nhà nước tư hữu”, hay “Nhà nước tư bản”) là cụm từ tôi được nghe lần đầu từ thầy Phạm Vĩnh Cư, trong đó Nhà nước công hữu bị một nhóm nhỏ người có quyền lực (chính trị và kinh tế, gọi chung là nhóm cá mập) lợi dụng như một công cụ đàn áp khổng lồ để dễ bề tước đoạt của số đông làm của riêng, một cách hợp pháp.'. Nguồn: Tạ Duy Anh: Thầy Phạm Vĩnh Cư, (VV, Tháng 11, 21), https://vandoanviet.blogspot.com/2021/11/thay-pham-vinh-cu.html