++ Các địa điểm thờ phượng tôn giáo sẽ không bị giới hạn số người hay bất cứ biện pháp cách ly nào, ngoại trừ các sinh hoạt không tôn giáo trong chùa, nhà thờ, vẫn bị các quy định của Bước 3. Tuy nhiên, khẩu trang vẫn được khuyến khích mang trong các nghi thức tôn giáo. B.C. church restrictions, capacity limits removed starting July 1, (BCC, 30/6/2021)
++ Thêm 18 triệu liều vắc xin sẽ được giao cho Canada trong tháng 7 này, Canada sẽ có đủ liều để tiêm chủng đầy đủ cho tất cả 33,2 triệu người Canada trên 12 tuổi, <=https://twitter.com/VIAwesome/status/1412063723049656323
++ Hải quan bỏ 14 ngày cách ly cho cư dân Canada đã tiêm đủ 2 liều, khi quay trở về Canada. Border restrictions to begin easing slowly for fully vaccinated Canadian travellers Monday, (CBC, 4/7/2021).
++ 20 tiểu bang đạt mức 70% tiêm chống dịch coronavirus do TT Biden đề ra trước ngày Độc lập Mỹ 4/7/2021: như California, Colorado, Connecticut, Delaware, Hawaii, Illinois, Maine, Maryland, Massachusetts, Minnesota, New Hampshire, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, Pennsylvania, Rhode Island, Vermont, Virginia and Washington. Puerto Rico, Guam, và Washington, D.C., 20 States Reach Biden’s July 4th Goal of 70 Percent Coronavirus Vaccination, (DB, 3/7/2021)
++ Từ 10 AM sáng thứ 6, 2/7/2021 cho đến 10 AM thứ 2, 5/7/2021
- thứ 6/7: 30 ca; thứ 7/chủ nhật: 37 và chủ nhật/ thứ 2: 20
- 22/85 người nằm phòng cấp cứu hồi sức,
- 3 người qua đời trong 3 ngày qua
- 652 người vẫn còn dương tính.
- tổng số ca tích luỹ: 147.790 người bị dương tính.
- 5.288.644 liều đã được tiêm cho cư dân, trong đó có 1.668.268 liều #2
- 78% cư dân trên 12+ được tiêm liều #1.
Nguồn:
https://twitter.com/adriandix/status/1412176981865598979
https://twitter.com/CDCofBC/status/1412178547720998912
https://news.gov.bc.ca/releases/2021HLTH0045-001309
++ #DifferentTogether #VietYVR #ProudlyAsianCanadian #MilkTeaAlliance #dhsinfo #share #StopAsianHate #VietCaremv
++ Sài Gòn bênh, (VNTB, 4/7/2021), https://www.facebook.com/ijavn.org/photos/a.293125170884172/1635840799945929/. "Người bệnh nào cũng cần sự yên tĩnh, động viên, an ủi, chăm sóc... Sài gòn cũng vậy"
++ Ngày 7-7, lô vắc xin Pfizer đầu tiên về Việt Nam, (TTO, 5/7/2021). "lô vắc xin này có số lượng 97.000 liều...Sau lô đầu tiên, dự kiến vắc xin Pfizer sẽ được chuyển về Việt Nam hằng tuần, để đảm bảo trong quý 3 đủ 3 triệu liều, sang quý 4-2021 Việt Nam sẽ nhận 28 triệu liều Pfizer, đảm bảo tổng số lượng 31 triệu liều mà Việt Nam đã đàm phán và đặt mua. Đây là loại vắc xin ngừa COVID-19 thứ 3 được chuyển về Việt Nam, sau vắc xin của AstraZeneca và Sinopharm, nhưng có yêu cầu bảo quản đặc biệt (bảo quản ở nhiệt độ âm sâu từ -75 đến -85 độ C)."
++ Tối 5-7: Thêm 527 ca mắc, lần đầu tiên số ca mắc trong ngày hơn 1.000, (TTO, 5/7/2021). "Bản tin dịch COVID-19 tối 5-7 của Bộ Y tế VN cho biết có 527 ca mắc COVID-19, TP.HCM vẫn nhiều nhất với 270 ca. Tổng số ca mắc trong ngày của Việt Nam là 1.102 ca. Đây là lần đầu tiên tổng số ca mắc trong 1 ngày ở nước ta vượt con số 1.000. 514 ca ghi nhận trong nước gồm tại TP.HCM (270 ca), Bình Dương (114), Đồng Tháp (62), Tiền Giang (11), Phú Yên (11), Khánh Hòa (10), Đồng Nai (8 ), An Giang (6), Bình Phước (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bình Định (3), Tây Ninh (3), Bắc Giang (3), Quảng Ngãi (2), Bắc Ninh (1), Nghệ An (1), Lâm Đồng (1); trong đó 482 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. Như vậy trong ngày 5-7, cả nước ghi nhận thêm 1.102 ca mắc mới, trong đó có 1.089 ca ghi nhận trong nước. TP.HCM vẫn là địa phương có số ca mắc cao nhất với 641 ca. Cùng ngày, có 203 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh."
++ Lần đầu tiên Vietnam ghi nhận số người nhiễm COVID-19 kỷ lục lên đến 4 con số, có tổng cộng 1,102 ca dương tính với vi-rút corona được phát hiện chỉ trong ngày 5-7-2021, http://bit.ly/3AECkIf
++ Danh sách 738 điểm phong tỏa do có ca bệnh COVID-19 trên địa bàn TP.HCM, (PL, 5/7/2021).
++ Hình ngàn lều trong hầm đậu xe để làm nơi ở cho hơn 3.000 nhân viên đang bị cách ly tại một nhà máy ở SG, do nhiễm COVID-19.
https://twitter.com/miketatarski/status/1411968763549814785/photo/1
++ Nguyên nhân khiến số lượng bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM tăng nhanh, (Zingnews, 3/7/2021). 1/ virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh tại thành phố thuộc biến chủng Delta. Biến chủng này có sự lây lan nhanh, đặc biệt là trường hợp tiếp xúc gần; 2/ Sài Gòn có mức độ tập trung dân cư đông đúc, nhiều chợ tự phát và chợ truyền thống tập trung với mật độ cao. Điều này khiến virus có sự lây lan nhanh hơn; 3/ thành phố có nhiều khu công nghiệp và nhà máy sản xuất, số lượng công nhân đông.
++ TP.HCM thay đổi chiến lược điều tra, truy vết, khoanh vùng nhằm nhanh dập dịch Covid-19, (TN, 3/7/2021). F0 phải được khởi động điều tra trong vòng 1 giờ, F1 có kết quả xét nghiệm trong 12 giờ.
++ Người dân Sài Gòn than phiền vì nhà cầm quyền càng “quyết liệt” chống dịch thì dịch càng gia tăng, (SBTN, 2/7/2021)
++ Người nghèo trong hẻm, (VNExpress, 5/7/2021). "Dịch rồi sẽ qua, người khá giả và có tích lũy sẽ vẫn ổn, chỉ tầng lớp dân nghèo đô thị là kiệt quệ. Muốn chống dịch, muốn giãn cách hiệu quả, các cộng đồng yếu thế phải được tiếp tế kịp thời. Thậm chí, tôi thử hình dung, chỉ cần nhà nước thông qua công ty cung cấp dịch vụ, giảm một nửa hóa đơn tiền điện, tiền nước mùa nắng nóng này, các gia đình khó khăn đã đỡ đi nhiều lắm…"
Thừa, bỏ uổng, giữ ở đây.
++ Tranh Canada: Cá voi lưng gù bơi dưới dải ngân hà của Alan Syliboy: Humpback Swimming Under the Milky Way, https://twitter.com/CanadaPaintings/status/1411081748914401280/photo/1
++ Giải độc sức khỏe tâm thần và cổ động người Việt đối phó với bệnh PTSD và trầm cảm. Paul Hoang | Decolonizing Mental Health, (PBS, 28/6/2021).
++ Điểm cuốn sách "Home in the World: A Memoir" của nhà kinh tế và triết gia Amartya Sen. Home in the World by Amartya Sen review – the making of a Nobel laureate, (Guardian, 2/6/2021)
++ P/v nhà văn Nguyễn Thanh Việt: Chúng ta phải làm cho quốc gia của chúng ta đối đầu với những gì nó không muốn ghi nhớ. ‘We Have to Make Our Nation Confront What It Doesn’t Want to Remember’, (Nation, 30/6/2021),
++ Điểm sách "Sen thơm nắng hạ quê mình" của Cao Huy Thuần: Xa làm sao được quê hương, (TTO, 2/7/2021). Tác phẩm "Người đưa đò" là "cuộc trao đổi giữa thần Mercure và Charon - người chèo đò chở người chết qua sông chia cách âm và dương... Charon than phiền có những xác chết rất nặng, làm đò chìm, người chết phải rơi vào địa ngục và có những cái xác nhẹ tênh...Người đời có hai hạng, hạng sống mà không thấy Charon lúc nào cũng đứng chực sẵn một bên, tham sân si, sống nặng trịch nên chết cũng nặng trịch. Chỉ một số ít khác nhẹ tênh, nhờ thấy cái gì trên đời cũng nhẹ nhàng, cũng đẹp, cũng đáng ngạc nhiên, nhìn đâu cũng thấy ân huệ của cuộc sống…"
++ Sau 13 năm bị bắt bán làm nô lệ tình dục, em đã được Blue Dragon cứu thoát, trở về sum vầy với mẹ. Thank you Blue Dragon!!!#EndHumanTrafficking #Vietnam https://twitter.com/BlueDragonVN/status/1411990143959896070
++ Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng (33). Hoàng Đạo: Công dân giáo dục, Thụy Khuê, (VV, Tháng 7, 2021)
++ GS Tương Lai ngưỡng mộ tư cách TT Võ Văn Kiệt đối với giới trí thức “còn quá nhiều điều phải nghĩ, nhiều việc phải làm!” Tương Lai: Nhớ ông Sáu Dân - Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 110, (viet-studies, 29/6/2021),
++ Nhất Linh Sống Mãi - Trần Yên Hòa, (DTL, 1/7/2021)
++ Nguyễn Gia Kiểng: Thất Vọng Với Trí Thức Việt Nam? (THDCĐN, 2/7/2021)
++ Việt Nam thấy nhiều tia sáng sau đám mây, (TTO, 1/7/2021). P/v bà Victoria Kwakwa - phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và cựu giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam.
++ Nguyễn Đình Cống điểm cuốn "Giấc Mơ Việt Nam" của Nhà khoa học Nguyễn Đăng Hưng trong nỗ lực phục hưng nền giáo dục Việt Nam nhưng bị "làm ngơ." Vài liên tưởng về một giấc mơ - Nguyễn Đình Cống, (TD, 3/7/2021)
++ Nhiều người Việt Nam mắc kẹt ở biên giới sau khi bị Cambodia trục xuất, (SBTN, 2/7/2021)
++ Trên ngọn tình sầu - Tuỳ bút Du Tử Lê, (DTL, 11/8/2011),
++ Bài viết chi tiết hơn về TTK trong vai trò thủ tướng miền Nam Việt Nam từ năm 1969 cho đến 1975, một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp với mưu đồ chính trị và có quyền lực ngầm trong suốt hai thập kỷ vì TTK đã âm mưu cũng như ngăn chặn một số cuộc đảo chính quân đội ở đất nước của mình trong những thập niên 1960. Tran Thien Khiem, 95, Dies; a Power in South Vietnam Before Its Fall, (NYT, 2/7/2021)
Tran Thien Khiem in Washington in December 1964, when he was South Vietnam’s ambassador to the United States. A career military officer, he was a hidden hand of power during much of the two-decade American involvement in the Vietnam War.
Credit...Harvey Georges/Associated Press
Premier Khiem, right, with President Nguyen Van Thieu, center, in Saigon in September 1970. As President Thieu’s right-hand man, he led a crackdown on the regime’s opponents. Credit...Bettmann, via Getty Images
General Khiem, second from right on the dais, was South Vietnam’s defense minister when he met with American officials in Saigon in March 1964. Standing with him from left were Gen. Maxwell D. Taylor, chairman of the Joint Chiefs of Staff; Defense Secretary Robert F. McNamara; and Henry Cabot Lodge, the United States ambassador to South Vietnam.
Credit...Associated Press
++ Ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của TQ ở ĐNÁ bị ảnh hưởng bởi tính cách chuyên chế hơn của các quốc gia đại lục ASEAN (như Miến, Lào, Thái, Cambodia, VN) so với các quốc gia ven biển (Mã, Singapore, Nam dương, Philippines, Brunei, và Timor-Leste). Nhưng số phận của ngay cả các nước lục địa vốn đã không dân chủ của ĐNÁ - ít nhất vẫn chưa - được thực hiện ở Bắc Kinh. Southeast Asia: China’s Long Shadow - Donald K. Emmerson, (aparc.fsi.stanford.edu, 3/6/2021). "But Beijing does love stability. When Adam Prezorskwi described democracy as “institutionalized uncertainty,” he noted its potentially beneficial effect. The unpredictability of electoral outcomes in a democratic system is stabilizing insofar as it motivates a losing candidate not to turn against the system but rather to run again within it. The chance of victory—positive uncertainty—may warrant another try. But institutionalized uncertainty is anathema to the Communist Party of China. The power and authority of the CPC under a could-be leader for life supplies the institutionalized certainty that a stable dictatorship needs—or thinks it needs—to survive. Rapid economic growth and the systematic forestalling of civil society in China continue at least to postpone recourse to another Tiananmen massacre. In roughly comparable ways, institutionalized repression in Laos, Cambodia, and Vietnam has helped keep those dictatorships stable—so far. Beijing’s faith in the stabilizing power of institutionalized certainty makes dealing with foreign despots a subjectively rational choice. And doing so can at least simplify Chinese diplomacy. Democracies have more actors who need to be taken into account, including critics of China whose barbs are protected speech."
++ Việt Nam khởi xướng và đồng sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS, (TTXVN, 1/7/2021)
Ý kiến hay khi Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đồng sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS nhưng nên có nghị trình làm việc cụ thể và hữu hiệu, với Indonesia, Philippines, Brunei, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Australia, New Zealand và các khu vực khác./.
++ Lê Hồ Quang bình luận bài thơ Người Về của Hoàng Hưng. "Người về – gương mặt nhìn từ phía khác" , (VV,18/6/2021), NGƯỜI VỀ - Hoàng Hưng
Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
Giật mình
một cái vỗ vai.
++ Nghe Lá Thu Mưa - Cương Lê, Sơn Dầu Trên Toan, 50x70, 2021, https://www.facebook.com/photo?fbid=562040341460040&set=gm.991770188318298
++ Trở Về Phá Tam Giang - Phạm Ngọc Lư, (DTL, 3/7/2021),
Phá Tam Giang, phá Tam Giang
Gió hiu hiu sóng gợn mơ màng
Trời vẫn xanh màu xanh cố cựu
Mây trầm ngâm, khói nước miên man
Mười năm dong ruổi mòn đất khách
Về cố hương chiều xế nắng tàn
Bỏ nón, tháo giày, xăn tay áo
Rửa phong trần thẹn với Tam Giang
Kè đá rêu xưa ngâm bến cũ
Còn người đi người đợi đò ngang
Còn xóm chài lưa thưa mành lưới
Còn nhấp nhô thuyền thúng thuyền nan
Không còn người chèo đò năm xưa tóc bạc
Cô lái đò chiều nay trán nhăn
Trừng mắt nhìn ta trách móc
“Mười mấy năm chú mới về làng!”
Mười mấy năm? Phải rồi, ta quên mất
Cái thuở áo cơm trở mặt phụ phàng
Điêu đứng năm Mùi ra đi năm Tuất
Ra đi mưu cầu y thực
Trở về nặng trĩu gian nan
Nhớ buổi ra đi thân tình đưa tiễn
Vợ xếp câu thơ chị gói khúc đàn
Đệ tử mươi người tung hô dâng rượu
Thôn nữ vài em gởi gắm gió trăng
Mẹ tóc trắng nhìn theo lặng lẽ
Con tóc xanh hai đứa dùng dằng
Ta mím môi, chỉ Tam Giang thề hẹn
Không là Tương Như mà khí khái dâng tràn
Bước xuống thuyền nhìn trời cao dõng dạc
Gõ mạn thuyền ngâm khúc "Hành phương Nam"
Hành phương Nam, hành phương Nam
Mười mấy năm tấm cám, thau vàng
Thấp cao danh lợi
Chí khí dở dang
Tơi tả bao phen buồn thân thế
Đắng cay mấy bận khiếp hồng nhan
Mưa miền Nam, nắng miền Nam
Trông mây thấp thỏm, nghe gió bàng hoàng
Mười mấy mùa trôi qua không nhớ
Quá đổi mưa đau
Quá nhiều nắng khổ
Lẽ nào Trời bỏ ta chăng?
Đọc thơ Nguyễn Bính chua tâm sự
Đọc lại thơ mình thẹn gió trăng
Chén rượu quê người sao mà bạc
Ân tình đất khách lắm đa đoan
Chiều nay về... bên phá Tam Giang
Phía bờ Đông vẫn xóm vẫn làng
Mười mấy năm còn ai trông ngóng
Mười mấy năm mỏi mòn ước vọng
Mẹ có thương con gió bụi lầm than?
Chị có xót em một đời thất chí?
Em không buồn ta?
Sao lòng ta phai nhạt đá vàng!
Phá Tam Giang, ôi phá Tam Giang!
Gió hiu hiu sóng gợn mơ màng
Nước vẫn mặn mòi, mây quen thuộc
Sao lòng ta sóng gió ly tan
Xin xấu hổ với lời thề ngày trước:
“Không công danh bất phục hoàn”
Xin biết ơn cô lái đò nhân hậu
Còn thương ta mời ta quá giang
Thôi rửa hết phong trần nơi bến nước
Để trở về... đứng khóc dưới hương quan!
++ ‘We have to seek out ideas that make us uncomfortable’. This is partly about the rise of emotional safetyism. That’s the notion that if you hurt me emotionally, it’s the equivalent of hurting me physically. Offending me is a form of violence. For example, people say that misgendering someone else is violence. They don’t say it’s like violence, they say it is violence. Violence is a human-rights violation, so this implies that free speech is, too.
No comments:
Post a Comment